Dạy con trẻ là một điều không phải là một điều dễ dàng đối với các bậc cha mẹ, nhất là trẻ lên 3 – độ tuổi mà các chuyên gia tâm lý thường gọi là “thời kỳ khủng hoảng” về tâm lý. Chính vì vậy, bài viết tin tức em bé sau kienthucmevabe.net sẽ hướng dẫn bạn cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời.
Những đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi
3 tuổi được xem là thời điểm quan trọng trong sự phát triển thể chất cũng như giáo dục của trẻ. Tuy nhiên những phương pháp giáo dục dạy trẻ không mấy là có hiệu quả, bởi bé có rất nhiều sự thay đổi. Đặc điểm tâm lý chung của trẻ 3 tuổi như sau:
Thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh
Khi đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu hình thành nhận thức với những thứ xung quanh mình như nhà cửa, cây cối, bạn bè, thầy cô… Lúc này trẻ bắt đầu khám phá những điều mới lạ mà trẻ chưa từng biết đến và thường sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bố mẹ.
Thích bắt chước người khác
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hoàn thiện về khả năng nghe nói và hiểu những điều mà người khác nói với mình. Đồng thời đây cũng là giai đoạn hình thành nhận thức, tính cách và nhân cách của trẻ. Thường thì trẻ sẽ có xu hướng làm theo người lớn, đơn giản như việc thích đi giày dép của bố mẹ, thích làm những thứ bố mẹ làm…
Thích tự lập
Đây là điều thể hiện khá rõ ràng, ví dụ như trẻ thích tự cầm thìa ăn, thích tự mặc quần áo, tự mình dọn dẹp đồ chơi… Tuy nhiên, ở độ tuổi này khả năng tập trung của trẻ chưa cao nên trẻ sẽ có xu hướng nhanh chán.
Hay đòi hỏi, giận dỗi
Ở giai đoạn này trẻ tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và luôn có những phản ứng hờn dỗi, “ăn vạ” hay khóc lóc để đòi được thứ mình muốn.
Tại sao trẻ bướng bỉnh và không nghe lời?
Trẻ con luôn là những thiên thần đáng yêu, nhưng có lúc làm cho bạn có thể tức điên lên vì những đòi hỏi hay những phản ứng không thể ngờ được của bé. Vậy tại sao trẻ lại bướng bỉnh và không nghe lời như vậy?
Khi còn nhỏ trẻ đã quen dần với việc được bố mẹ dỗ dành, làm mọi cách để trẻ luôn cười. Bố mẹ đáp ứng gần như tất cả mọi nhu cầu, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cho đến vui chơi. Do đó, trẻ nhận thấy rằng tất cả mọi người đều xoay quanh mình như mình là người trung tâm.
Tuy nhiên, khi trẻ đến độ 2 – 3 tuổi thì bố mẹ thường sẽ không làm theo ý của trẻ nữa, thay vào đó họ thường mong muốn trẻ phải nghe theo lời, tuân theo các quy tắc và chuẩn mực đã đề ra. Điều này làm trẻ không thể bắt kịp và chưa hiểu tại sao người lớn lại như vậy với mình. Vì vậy trẻ sẽ thường tỏ ra cáu kỉnh, không nghe lời, khóc lóc và la hét.
Vậy trong những trường hợp như thế này, bố mẹ phải giải quyết như thế nào? Đâu là cách dạy trẻ nghe lời tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời
Bởi đặc điểm tính cách bướng bỉnh của trẻ, do đó để dạy trẻ đúng cách, bố mẹ cần làm theo những lời khuyên sau:
Bố mẹ cần có quan điểm nhất quán, rõ ràng
Mấu chốt của cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, trước hết bạn cần có những quan điểm rõ ràng và giữ vững quan điểm đó. Khi đưa ra một quy định nào đấy với trẻ, bạn cần đảm bảo rằng những điều đấy sẽ không bị thay đổi dù trẻ có nhõng nhẽo hay khóc lóc. Điều này sẽ giúp bé tạo được thói quen, sau này bạn sẽ không cần nhắc nhở con nhiều về điều đó nữa.
Luôn phải cư xử nhẹ nhàng khi dạy trẻ
Đây là độ tuổi khá nhảy cảm với những hành động cũng như từ ngữ mà bố mẹ nói ra, trẻ có thể phản ứng tiêu cực đối với những câu giận quát mắng với bố mẹ. Chính vì vậy, thay vì tức giận bố mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo trẻ, chỉ ra lỗi sai và hướng đến điều mà trẻ cần làm đúng. Bố mẹ có thể nhìn vào mắt trẻ để trẻ biết rằng điều này là nghiêm túc và trẻ cần phải sửa chữa.
Ngoài ra, điều cấm kị nhất là đánh trẻ hay chửi rủa trẻ, bởi điều này sẽ làm tổn thương đến thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng ghi nhớ và học theo những câu chửi của bố mẹ và sẽ áp dụng chúng một cách “vô thức”.
Tránh việc tranh cãi với trẻ
Việc tranh cãi với trẻ sẽ dẫn mọi chuyện trở nên tiêu cực hơn, trẻ sẽ có xu hướng “cãi cùn” hoặc ăn vạ. Điều này sẽ hình thành thói quen xấu, mỗi lúc bạn nhắc nhở thì trẻ sẽ cãi theo và không sửa lỗi lầm của mình. Đồng thời, việc cãi nhau lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ không tôn trọng cha mẹ, lâu dài sẽ làm hư trẻ.
Thưởng, phạt đúng cách
Bạn nên thưởng cho bé những lời khen, hành động yêu quý hoặc một món quà nhỏ nào đấy khi trẻ biết và sửa chữa lỗi lầm của mình. Điều này giúp bé thích thú và sẽ tiếp tục ngoan ngoãn, làm việc tốt. Vì tâm lý ai cũng thích được khen thưởng.
Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ hiểu được hậu quả của việc không nghe lời và để cho trẻ biết rằng đây là hình phạt mà trẻ phải nhận khi đã làm sai nhưng không biết sửa lỗi.
Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
Đây cũng là một cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời mà ít người chú tâm đến. Độ tuổi này trẻ đã bắt đầu biết nhận thức mọi điều, hành động so sánh trẻ với những đứa trẻ khác sẽ làm cho trẻ tự ti và có xu hướng ghen tị, khó chịu cũng như sẽ càng lì lợm hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời dành cho các bậc bố mẹ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!