Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đường tiết niệu do thay đổi cấu trúc xương chậu, hệ miễn dịch suy yếu do không chăm sóc, bồi bổ đúng cách. Vậy viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm đến mức nào? Có dấu hiệu và phương hướng điều trị ra sao? Cùng Kienthucmevabe.net tìm hiểu qua bài viết này!
Những hiện tượng viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu
Viêm đường tiết niệu thường có 2 nguyên nhân. Do di truyền hoặc do nhiễm khuẩn (từ bàng quang, niệu đạo nhiễm lên niệu quản, gây ảnh hưởng tới thận). Khi bị viêm đường tiết niệu thì việc bài tiết từ cơ thể ra ngoài không được thông suốt. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận hư, ung thư bàng quang.
Phụ nữ phải đối diện viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới bởi thường dùng băng vệ sinh, kinh nguyệt… Dẫn đến viêm nhiễm hệ sinh dục, lây sang bàng quang.
Có 4 hiện tượng cần chú ý khị bị viêm tiết niệu nói chung và viêm tiết niệu thai kỳ nói riêng:
+ Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần
+ Khi đi tiểu tiện thì có biểu hiện đau buốt…
+ Đau lưng, nóng rát ở bụng dưới
+ Nước tiểu đục, đỏ hoặc đi tiểu ra máu…
Đặc biệt, với phụ nữ mang thia 3 tháng đầu, do có những thay đổi đột ngột về cơ thể cũng như do không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng, làm cho nguy cơ nhiễm khuẩn cao dẫn đến viêm đường tiết niệu.
Tác hại khi bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu có thể khiến những bà bầu gặp những nguy cơ sau:
Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu dẫn đến nhiễm khuẩn thường.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai ở dạng này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận . Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ.
Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp
Khi bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp sẽ có triệu chứng đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu. Đôi khi còn đái ra máu ở cuối bãi. Ngoài ra còn có cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi, khó chịu. Bạn sẽ phát hiện protein âm tính khi làm xét nghiệm nước tiểu. Và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.
Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp
Trường hợp bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao sẽ có triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C). Kèm theo mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải). Ngoài ra, người bệnh còn biểu hiện buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh. Có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Phụ nữ mang thai khi bị bệnh này còn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp…
Đặc biệt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trường hợp này nặng nhất và nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.
Viêm cầu thận cấp
Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần). Thêm vào đó, bà bầu dễ bị tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt. Khi đi xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Nhiều người khi thấy những triệu chứng này dễ nhầm với tiền sản giật. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.
Suy thận cấp
Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù, tiểu ít. Khi đi xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh này khiến cho bé nhẹ cân, có thể gây sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu phải làm sao?
Khi bà bầu bị viêm tiết niệu thì không nên quá lo lắng, nên kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn để nắm rõ tình trạng bệnh. Do bệnh dễ gây biến chứng về bàng quang, thận và ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi nên chúng ta càng không được chủ quan dù mới chớm bệnh.
Nếu ở giai đoạn nhiễm khuẩn thường và viêm bàng quang, người bệnh có thể điều trị tại nhà với các thuốc kháng sinh dành cho bà bầu theo đơn của bác sĩ, thì ở giai đoạn thứ 3 bắt buộc sản phụ phải điều trị tích cực ở bệnh viện dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ.
Khi phát hiện bị viêm tiết niệu, bà bầu cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của thai nhi như nghe tim thai, siêu âm để chắc chắn con không bị ảnh hưởng hay kịp thời phát hiện những dấu hiệu co bóp tử cung sớm.
Bà bầu không nên nhịn tiểu và sau khi đi tiểu phải vệ sinh sạch sẽ khu vực tiết niệu, bộ phận sinh dục, hậu môn tránh vi khuẩn làm tổ và xâm nhập cơ thể.
Việc ăn nhiều rau xanh, trái cây lợi tiểu, bảo vệ thận và bàng quang cũng hỗ trợ phòng và chữa bệnh ở phụ nữ mang bầu.
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu đang có xu hướng gia tăng, việc kiểm tra nước tiểu định kì 3 tháng/ lần là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang bầu nên thay đổi một số thói quen như đi giày cao gót, nhịn tiểu, thức khuya để giảm tỉ lệ mắc bệnh và giữ an toàn cho em bé.