Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu vô cùng quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Thông tin chi tiết sẽ được Kienthucmevabe.net chia sẻ trong bài viết này.
Nên ăn gì khi mang thai?
Khi mang thai, người phụ nữ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể các loại thực phẩm sau:
- Rau củ quả giàu vitamin và chất xơ (như rau dền, rau đay, rau loang, rau muống, rau ngót, bắp cải, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, khoai lang,…);
- Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Các sản phẩm được chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua,…);
- Các loại thịt nạc, thịt gà không da, cá và các loại đậu nấu chín;
- Và cuối cùng là đảm bảo uống đủ nước (khoảng 8 ly mỗi ngày).
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu
Thai kỳ thứ 1:
Bổ sung acid Folic cho sự phát triển bình thường của não bộ, ống thần kinh: Não bộ, hộp sọ, tủy sống của em bé được hình thành trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, trước cả lúc mà bạn có thể biết là mình đã mang bầu. Acid folic (Vitamin B9) là yếu tố thiết yếu giúp tránh tổn thương ống thần kinh và giúp cho não bộ, hộp sọ, tủy sống phát triển bình thường.
Bổ sung Sắt: để chống thiếu máu, nhiễm khuẩn, hỗ trợ phát triển của trẻ em, não bộ và tích trữ cho cơ thể thai nhi sử dụng sau này.
Nguồn thực phẩm giàu sắt:
- Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, gà bỏ da, cá, gà tây, trứng luộc chín.
- Thực phẩm giàu đạm cho người ăn chay: đậu (nấu hoặc đóng hộp), lạc.
- Các nguồn bổ sung khác: rau lá xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc được bổ sung thêm sắt.
Bổ sung Iod cho sự phát triển bình thường của hệ thần kinh.
Canxi (cho xương và răng trẻ và duy trì cơ thể bà bầu khỏe mạnh): sản phẩm từ sữa ít béo (sữa không kem, phô mai ít béo và sữa chua), cá cả xương như cá mồi, đậu phụ, ngũ cốc, gạo, bánh mỳ, cam và các loại hoa quả khô như Sung, mơ, các loại rau xanh như hoa lơ xanh, cải xoong, cải xoắn.
Vitamin D giúp cơ thể sử dụng được Canxi và phòng chống bệnh. Có rất ít thực phẩm chứa Vitamin D như các loại cá mỡ như cá mồi, trứng luộc chín, sữa ít béo, măng tây, một vài loại ngũ cốc ăn liền.
Cung cấp Omega-3 (DHA và EPA) cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, thị giác, miễn dịch.
Thai kỳ thứ 2
Giai đoạn này, bạn cần bổ sung Vitamin C giúp cấu tạo Collagen, một protein quan trọng trong cấu trúc của sụn, gân, xương và da. Thực phẩm giàu Vitamin C: các loại hoa quả họ cam (cam, chanh, bưởi), hoa quả và rau có màu đậm (kiwi, dâu tây, ổi, dứa, bí ngô, bí đao, dưa gang) và rau xanh đậm (rau bina, bắp cải Bỉ, ớt chuông, bông cải xanh).
Omega-3 (DHA và EPA) cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, thị giác, miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu Omega-3: cá và các loài có vỏ nhưng ít bị nhiễm độc thủy ngân (tôm, cá hồi, cá ngừ, cá mồi…), trứng giàu Omega-3. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc tổng hợp có chứa DHA và EPA đã tiêu chuẩn hóa theo công thức 4.5 DHA/1 EPA như trong thuốc Procare.
Magie giúp giảm co cơ, chuột ruốt ở bà mẹ và giúp củng cố xương thai nhi. Một số loại thực phẩm giàu Magie:
- Gạo lức, lúa mì, bột lúa mỳ, bột yến mạch.
- Hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, các loại hạt.
- Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và các loại đậu tươi khác.
- Cá hồi, cá bơn
- Hạt bí ngô, hạt hướng dương
- Chuối, nho, bơ
Thai kỳ thứ 3:
Bây giờ là lúc bạn cần tăng thêm 200 Calo mỗi ngày. Tương tự như việc bổ sung Calo trong thai kỳ thứ hai. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi bà bầu là người quyết định việc bổ sung Calo bao nhiêu là phù hợp cho mình vì cơ địa mỗi người khác nhau, suất vận động của từng người cũng khác. Hãy bổ sung khi bạn thấy cơ thể mình có thể đang thiếu năng lượng vận động.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu
Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng và biết cách xử lý đúng như sau:
- Thiếu máu, thiếu sắt thường xảy ra ở 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thai kỳ. Uống viên sắt bổ sung với hàm lượng Sắt nguyên tố 60mg và 400 μg acid folic. Uống mỗi ngày 1 viên liên tục từ khi phát hiện có thai cho đến 1 tháng sau khi sinh là cách giải quyết tốt nhất cho mẹ bầu
- Khó tiêu: Do áp lực của tử cung lên hệ tiêu hóa, cần chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ, ăn chậm và ngồi thẳng khi ăn.
- Táo bón: Xảy ra ở khoảng 30-40% phụ nữ có thai, mẹ bầu nên uống nhiều nước (8 ly/ngày), ăn thức ăn có nhiều chất xơ.
- Nôn ói: Thường xảy ra vào tuần 6-16. Mẹ bầu nên tránh thức ăn có mùi, dùng thức ăn có nhiều bột đường, ít chất béo. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước nóng với bánh mì, bánh quy.
Như vậy với thông tin về dinh dưỡng và thực đơn cho bà bầu nói trên, hy vọng mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển.