Chế độ dinh dưỡng trong lúc mới mang thai vô cùng quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn “nhạy cảm” dễ xảy ra sảy thai nhất. Đây cũng là thời điểm thai nhi được hình thành nên các mẹ bầu cần thường xuyên cần cung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng của Kienthucmevabe.net tìm hiểu xem dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên nhé!
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên
Trong tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Vì vậy, ngoài đảm bảo 3 bữa chính, bà bầu nên ăn thêm các bữa phụ để tránh bị đói. Bên cạnh đó, trong thời điểm này mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 – 300 calo mỗi ngày.
Khi mang thai tháng đầu tiên, bà bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm, thực phẩm chứa protein, sắt.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, các dây thần kinh của bào thai, giúp tránh những dị tật bẩm sinh đối với thai nhi. Tránh ăn những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay vì chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bà bầu thêm tồi tệ.
Nên ăn gì khi mang thai tháng đầu tiên?
Qúa trình mang thai là thời điểm hạnh phúc nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ, đặc biệt đối với những bạn lần đầu mang thai. Vào thời kì đầu của thai lì, bạn nên tạm hoãn những sở thích ăn uống của bản thân nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ. Và ngược lại có những thứ mẹ không muốn ăn nhưng vẫn phải cố ăn để cho bé yêu có đầy đủ dưỡng chất.
Với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên ở trên, bạn cần thực hiện đủ 3 bữa chính với đủ dưỡng chất cần thiết:
- Chất đạm (Protein): Có trong thịt, cá, trứng, các loại hạt đậu,…Bạn cần bổ sung 10-20 g Protein mỗi ngày (tương đương 50-100 g thịt cá tùy loại, 1-2 ly sữa mỗi ngày, 100-200 g đậu phụ)
- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu,… Bạn cần bổ sung ít nhất 15 g mỗi ngày
- Canxi: Có trong sữa, trứng, tôm, cua, rau xanh, …Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị đau nhức xương, bé có thể chậm phát triển ngay khi còn trong bụng mẹ
- Vitamin B9 (axit folic): Sẵn có trong các loại rau xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc,…
- Vitamin D: Có trong ánh nắng mặt trời, trứng, sữa,..ngoài bổ sung các thực phẩm giàu canxi, các mẹ bầu cũng cần kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thụ canxi tối đa
- Vitamin C: Hỗ trợ phát triển mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây
Nhưng thực phẩm không nên ăn trong tháng đầu mang thai
Mẹ cần thay đổi thói quen và sở thích ăn uống không tốt để thai nhi phát triển tốt nhất.
Một số thói quen xấu
– Ăn mặn: Thói quen ăn mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
– Ăn các món tái: Thịt, trứng tái ẩn chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh dễ gây tiêu chảy, nguy hiểm cho cả mẹ và bào thai
– Ăn các sản phẩm bơ, sữa, phomat chưa qua tiệt trùng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Một số loại thực phẩm không nên ăn
– Không ăn đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam,…
– Không uống rượu, đồ uống có cồn
– Không uống đồ uống có gas, chứa cafein và cocain trong tháng đầu mang thai và hạn chế trong suốt thai kì
Hy vọng với thông tin dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh trên đây các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng chăm sóc cho thai kì của mình. Ngoài ra, các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ sung để có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp mẹ bầu và thai nhi cùng khỏe mạnh. Chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông!