Trong quá trình mang thai, bất cứ tâm trạng vui buồn nào được bộc lộ ra bên ngoài đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Vậy, mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Cùng Kienthucmevabe.net tìm hiểu trong bài viết này!
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ khóc
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa chỉ ra rằng, sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai làm cho cảm xúc của người mẹ bị ảnh hưởng theo, dẫn đến việc trở nên nhạy cảm, dễ khóc hơn so với bình thường.
Hormone hướng sinh dục rau thai hcG ngoài việc giúp thích nghi với sự thay đổi của cơ tử cung, bàng quang, xương chậu, đây còn là hai loại nội tiết tố sản sinh nhiều nhất trong quá trình mang thai, có ảnh hưởng trực tiếp đến những cảm xúc và tâm lý tiêu cực của người mẹ.
Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Mẹ khóc nhiều, nguy cơ sinh con dị tật rất cao
Ba tháng đầu của thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố kết hợp với việc ốm nghén làm mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, nổi giận và xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Quan sát chỉ ra rằng, tháng thứ 2 trong bụng mẹ, thai nhi đã bước vào giai đoạn hình thành vòm miệng và hàm trên.
Giai đoạn này, mẹ bầu khóc nhiều, lo lắng quá mức hay cảm xúc thường xuyên thay đổi bất thường, đột ngột dễ làm tăng nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch ở con. Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi dần dần ổn định trong bụng mẹ, thế nên mẹ bầu cần lưu ý và tránh các tác động tiêu cực đến con trong giai đoạn này.
Sinh con có bệnh, thiếu tháng, nhẹ cân
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu vấp phải những cú sốc tâm lý lớn, khóc nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm đối với trẻ. Nếu rơi vào 3 tháng đầu dễ dẫn đến động thai, thậm chí là sảy thai. Nếu rơi vào 3 tháng cuối dễ xảy ra hiện tượng chảy máu, sinh non, bong nhau non,… ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mẹ và bé.
Tâm trạng của mẹ thường xuyên bất ổn, sợ hãi, hay khóc nhiều vào những tháng cuối thai kì làm quá trình lưu thông máu, oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi diễn ra kém. Đa phần các bé sinh ra sẽ thiếu tháng, nhẹ hơn 0.5 – 1 kg so với tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, bé có thể kém thông minh, chậm phát triển. Những tháng cuối thai kì, các cảm xúc tiêu cực từ mẹ có thể làm bé ra đời sớm hơn, một số cơ quan chưa kịp hoàn thiện, bé dễ mắc bệnh hơn hoặc sẽ mắc các bệnh mãn tính so với các bé sinh đủ tháng.
Tác động đến tính cách của trẻ
Khóc nhiều dễ dẫn đến trầm cảm, tác động trực tiếp đến tính cách của bé khi chào đời
Việc mẹ khóc nhiều, lo lắng, sợ hãi đều tác động đến tâm lý và sức khỏe của thai nhi. Mẹ hay khóc, lo lắng, trạng thái tâm lý bất ổn vào những tháng cuối thai kì, khi chào đời, bé dễ quấy khóc, khó ngủ, hay rối loạn tiêu hóa và chậm thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Tính cách bé thường nhút nhát, khép kín, thậm chí không thích tiếp xúc với mọi người. Đây đều là các dấu hiệu của chứng trầm cảm, mà quá trình chữa trị cho bé khó hay dễ còn phụ thuộc nhiều vào mức độ. Khoa học chứng minh rằng, trẻ được sinh ra từ mẹ khóc nhiều, trầm cảm trước khi sinh có nhiều khả năng bị trầm cảm khi 18 tuổi gấp 1,5 lần so với những trẻ khác, tâm lý bất ổn, hung hãn,…
Từ đó cho thấy rằng, bên cạnh việc chăm lo cho chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai, cảm xúc của mẹ bầu cũng cần được quan tâm và chú trọng không kém bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ khi ra đời. Mẹ bầu nên ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức. Để tránh được những cảm xúc tiêu cực, mẹ bầu nên tìm đến những người đã làm mẹ, lắng nghe những chia sẻ, học hỏi để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm. Nên dành thời gian đi dạo, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, tìm kiếm những thú vui mới gợi được sự hứng khởi để tránh nhàm chán.
Mẹ cũng đừng quên chia sẻ những khó khăn, trở ngại với người đàn ông của đời mình, cùng nhau tìm ra hướng giải quyết để đảm bảo rằng sức khỏe và tâm lý luôn ở trạng thái thư giãn, thoải mái nhất nhé. Có như vậy, con sinh ra mới được khỏe mạnh, cha mẹ yên tâm.