Tìm hiểu thực đơn tăng cân cho thai nhi giúp mẹ tăng cân vừa đủ mà bé vẫn phát triển khỏe mạnh là điều mọi mẹ đều quan tâm. Thế nên các mẹ chớ bỏ qua bí quyết ăn vào con không vào mẹ cực hay trong bài chia sẻ của Kienthucmevabe.net nhé!
Nguyên tắc ăn uống để con khỏe
1. Chia nhỏ các bữa ăn
Khi mang thai, không có chuẩn tăng cân nặng nào chính xác vì còn tùy thuộc từng cơ địa, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo các mẹ tăng cân trong khoảng 8-14kg với thai đơn, 17-18kg với thai đôi là hợp lý nhất. Các mẹ có thể áp dụng thực đơn giàu dinh dưỡng đảm bảo mẹ không tăng cân quá nhiều mà con vẫn đủ dinh dưỡng như sau:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Việc này không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ nạp đủ calo, chất dinh dưỡng cần thiết và làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Hơn nữa, cách này cách này còn giúp khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu.
2. Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh và hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh khi mang thai còn giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Do đó, trong mỗi khẩu phần ăn, bà bầu nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ.
Mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Bởi những loại đồ ăn này sẽ chỉ khiến mẹ tăng cân chóng mặt mà không hề bổ sung dinh dưỡng cho con phát triển.
3. Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ăn uống để vào con mà không vào mẹ không có nghĩa là ăn như khi mẹ ăn kiêng. Khi mang thai, mẹ bầu không nên hạn chế tinh bột hay chỉ ăn rau mà phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, dù bị ốm nghén, thèm ăn một món nhất định thì mẹ cũng không nên ăn trường kỳ vì điều đó sẽ khiến con bị thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.
4. Ăn chậm, nhai kỹ
Do những thay đổi hormone trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại mà thay vào đó là ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Hơn nữa, thói quen này còn kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Thực đơn tăng cân cho thai nhi cho mẹ bầu tham khảo
Bữa sáng – Thực đơn tăng cân cho thai nhi
- Ăn bánh mỳ, khoai lang, gạo lứt vừa dễ tiêu, giàu năng lượng lại không có hàm lượng đường cao.
- 1 quả trứng luộc
- Rau xanh
- Hoa quả như cam, táo, nước ép bưởi,…
Bữa trưa + tối:
- Mỗi bữa ăn 1-2 bát cơm.
- Các món giàu protein chế biến từ thịt nạc như thịt bò, thịt heo, thịt gà
- Bổ sung các món từ cá hay hải sản từ 1-2 bữa trong tuần, mẹ bầu dưới 3 tháng thì nên kiêng ăn hải sản.
- Ăn nhiều rau xanh, ưu tiên món luộc, không đường, ít dầu mỡ chiên xào, tránh ăn món mặn vì sẽ tích nước,
- tích muối cho cơ thể mẹ.
- Hoa quả tráng miệng như bữa sáng.
Bữa phụ: Bổ sung
- Uống sữa tươi, sữa cho bà bầu, uống 2-3 ly mỗi ngày, sau bữa chính 2 tiếng.
- Ăn sữa chua loại ít đường, có thể ăn kèm cùng hạt chia,…
- Hoa quả bổ sung dinh dưỡng
- Các loại hạt khô như óc chó, mắc ca, hạnh nhân,..
Chú ý:
– Với các mẹ bầu béo phì hoặc đang thừa cân sẵn thì nên giảm hàm lượng tinh bột trong bữa trưa và bữa tối đi, nên ăn 1 bát cơm/bữa, tăng cường ăn khoai lang, gạo lứt hoặc bánh mì thay cơm nhé.
– Bà bầu mang thai tháng cuối cần ăn nhiều chất đạm, tinh bột vừa đủ, tăng cường khoáng chất, sắt & canxi, đây là những chất cần thiết cho trẻ phát triển thể trạng trước khi lọt lòng mà mà dung nạp ít, không sợ bị béo!
Gợi ý thực đơn tăng cân cho thai nhi trong một tuần
Hi vọng với bài viết trên giúp bạn có một sức khỏe thật tốt để chào đón bé yêu!