Các bé được ăn dặm sớm thường cứng cáp và phát triển nhanh hơn so với ti sữa mẹ. Nhưng nhiều ba mẹ không hiểu rõ cách cho con ăn dặm, dẫn đến nhiều trẻ không chịu ăn hoặc bị rối loạn về tiêu hóa. Vì vậy, kienthucmevabe.net sẽ chia sẻ tất cả những kiến thức xoay quanh “cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên” để hỗ trợ ba mẹ nhé!
TẤT TẦN TẬT những kiến thức ba mẹ cần biết:
- Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm
- Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho mẹ
- Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
- Đặc biệt lưu ý gì khi cho trẻ ăn dặm
Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm thích hợp nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi.
→ Giải thích: “Trước 6 tháng tuổi, ăn dặm sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống tiêu hóa tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. 6 tháng tuổi cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé cai sữa”
Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho mẹ
Để hỗ trợ trẻ ăn dặm tốt nhất, ba mẹ cần chuẩn bị một bộ dụng cụ an toàn, dễ dàng cho con. Các dụng cụ bao gồm:
- Dụng cụ cho bé: “Một bộ ghế tập ăn dặm, muỗng, bộ bát, khay ăn nhiều ngăn, yếm ăn, cốc uống nước”.
- Dụng cụ chế biến đồ ăn của mẹ: “Bộ chế biến ăn dặm, máy xay, nồi nấu cháo, nồi hấp, hộp đựng thức ăn trữ đông”.
Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Để bé chuyển sang ăn dặm không hề đơn giản. Vì vậy mẹ cần kiên trì và lên những thực đơn hấp dẫn nhất để kích thích bé ăn.
Đầu tiên, mẹ có thể sử dụng các loại bột sữa dành cho bé 6 tháng tuổi. Hoặc nấu cháo trắng rồi ray cho thật mịn. Sau vài bữa bé quen miệng, mẹ bắt đầu cho bé ăn thêm các loại rau củ khác như “bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt,..”
Cách chế biến đơn giản: “Chỉ cần nấu nhừ các loại củ, sau đó ray thật nhuyễn + thêm ít sữa mẹ để bé dễ ăn hơn”
Lưu ý: Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn các loại tinh bột ngọt. Còn thịt, cá, tôm,… sẽ thích hợp khi bé được 7 tháng tuổi nhé!
Đặc biệt lưu ý gì khi cho trẻ ăn dặm
Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên không quá phức tạp. Nhưng ba mẹ cần lưu ý một số điểm sau để con tập quen và hấp thụ tốt nhất:
Lựa chọn khung thời gian thích hợp
Thời điểm từ 9-10 giờ sáng là khoảng thời gian thích hợp nhất cho hệ tiêu hóa của bé. Không nên cho bé ăn trước giờ ngủ vì gây kích ứng dạ dày và bé cũng không có hứng thú.
Những ngày đầu, mẹ có thể cho con ăn 1 bữa. Nếu trẻ thích nghi có thể tăng lên 2 cữ 1 ngày.
Không ép con ăn
Chuyển từ ti mẹ sang ăn dặm, bé sẽ không chịu hợp tác. Khi bé có dấu hiệu “ngậm miệng, quay mặt đi hoặc phun thức ăn,..” mẹ nên dừng lại.
Nếu ép con ăn nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa. Đặc biệt không tốt cho sức khỏe của con đâu nhé!
Cân bằng giữa sữa mẹ và ăn dặm
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi mẹ tập ăn dặm cho con và bắt đầu cai sữa. Nhưng theo các chuyên gia, thì sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp con phát triển. Vì thế mẹ nên cân bằng giữa việc cho con bú và ăn dặm để hấp thụ tốt nhất.
Hy vọng những thông tin hữu ích mà kienthucmevabe.net chia sẻ sẽ giúp mẹ chăm sóc các bé bắt đầu ăn dặm hiệu quả nhất!
>>> “Cân nặng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là chuẩn – Kiến thức mẹ và bé cho hay”