Ba mẹ đã biết trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì hay chưa?

Đăng bởi 2020 parttime vào lúc 17:22:04 30/07/2020

Có nhiều trường hợp bố mẹ thấy bé đi tập tễnh 1 chân nhưng không biết nguyên nhân vì sao. Bé cũng không bị bầm tím hay cảm thấy đau ở đâu khiến bố mẹ càng lo lắng hơn. Vậy trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì, có nghiêm trọng không? Hãy để kienthucmevabe.net giải đáp các thắc mắc trên cho mẹ hiểu hơn để có thể phát hiện sớm và có phương án xử lý kịp thời.

trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì

Ba mẹ đã biết trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì hay chưa?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé đi tập tễnh 1 chân như bé bị va đập, vấp té, … Nhưng nếu bé đi tập tễnh mà không rõ nguyên nhân thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh chứ không đơn giản là chấn thương ngoài da. Trật khớp háng bẩm sinh là một trong những bệnh mà trẻ có dấu hiệu đi tập tễnh biểu hiện ra bên ngoài.

Trật khớp háng bẩm sinh và những điều nên biết

Nhiều người vẫn còn cảm thấy khá mới mẻ với bệnh này. Khớp háng là bộ phận nâng đỡ toàn bộ phần chi dưới và chức năng vận động của cơ thể. Khi khớp háng không nằm đúng vị trí sẽ hạn chế khả năng đi lại, khiến trẻ đi tập tễnh, chân thấp chân cao.

trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì

Một số biểu hiện của bệnh phải kể đến như:

  • Chênh lệch chiều dài hai chân
  • Trẻ đi tập tễnh
  • Hạn chế gấp và dạng khớp háng
  • Các nếp lằn mông và đùi không đối xứng nhau
  • Bé khó dang 2 đùi, nếu nằm ngửa nếu gấp gối thì hai gối lệch nhau

trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì

Ba mẹ so xem 2 đầu gối trẻ có bằng nhau hay không

Tuy nhiên, những dấu hiệu này không thật rõ ràng vì bệnh không khiến bé cảm thấy đau đơn hay quấy khóc. Chính vì vậy mà bố mẹ thường phát hiện tương đối muộn. Phải đến khi bé bắt đầu biết đi, nhìn bé đi tập tễnh thì bố mẹ mới đưa bé đi khám. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị sau này của bé. Để phát hiện được bênh này cũng cần phải tiến hành chụp X- quang và siêu âm khớp háng mới có thể kết luận chính xác.

trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì

Tác hại và cách điều trị trật khớp háng bẩm sinh như thế nào?

Trật khớp háng bẩm sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến dáng đi của trẻ, thậm chí là bẹp cột sống, biến dạng xương chậu, 1 chân yếu hơn so với chân còn lại. Đối với bé gái còn có tác động xấu hơn nữa khi nó còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ sau này. Ngoài ra, bệnh cũng khiến trẻ mất tự tin vào ngoại hình bản thân, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cuộc sống sau này.

trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì

Nếu phát hiện bệnh sớm ngay từ khi mới sinh thì việc điều trị bệnh không có gì khó khăn. Trong trường hợp trẻ được phát hiện kịp thời ngay sau sinh thì chỉ cần duy trì tư thế  khớp háng dạng và đầu gối gấp, khả năng trẻ khỏi hoàn toàn là 90 – 95% sau 2 tháng.

Có thể duy trì tư thế này bằng các phương pháp như: Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày để giữ cho khớp háng dạng ra; Cõng hoặc địu trẻ; Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ, tập vật lý trị liệu. Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi vẫn duy trì các tư thế trên, sau 3-4 tuần sẽ thấy kết quả. Còn nếu trẻ được phát hiện trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi thì có thể xử lý bằng cách kéo, nắn, bó bột.

Càng phát hiện muộn thì can thiệp càng khó. Nếu phát hiện trong giai đoạn từ 12 tháng tuổi đến dưới 8 tuổi sẽ phải phẫu thuật mới có thể điều chỉnh được vì lúc này cấu trúc xương đã định hình và khó để nắn chỉnh.

điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ

Ngoài ra, sau khi đã tiến hành các phương pháp điều trị, bố mẹ nên đưa bé đi khám lại sau khoảng 3 tháng để các bác sĩ kiểm tra và đánh giá lại tình hình của bé. Nếu chưa đạt yêu cầu, bác sĩ phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình sẽ đưa ra những phương án điều trị khác cho bé.

Như vậy, chỉ với một biểu hiện vô cùng bình thường đó là bé đi tập tễnh nhưng nếu ba mẹ không để ý thì không thể phát hiện ra bệnh của bé. Trật khớp háng bẩm sinh càng phát hiện sớm bao nhiêu thì càng dễ dàng điều trị bấy nhiêu và ngược lại. Hãy luôn chú ý trong quá trình nuôi và chăm sóc con nhỏ để bé được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

– BTT-