3 tháng đầu là thời điểm thai nhi yếu và có thể dời bỏ mẹ bất cứ lúc nào, vậy nên vấn đề kiêng kỵ ở thời điểm này vô cùng quan trọng. Nhằm cung cấp thêm kiến thức mẹ bầu cho độc giả, kienthucmevabe.net sẽ giải mã bầu 3 tháng đầu kiêng gì với 4 gạch đầu dòng quan trọng nhất!
1. Bầu 3 tháng đầu có kiêng đi lại nhiều không? Bầu 3 tháng đầu kiêng gì?
Trong thời điểm 3 tháng đầu, mẹ bầu thường được dặn dò hạn chế đi lại, có đi đâu thì cũng đi gần vận động nhẹ tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Liệu điều này có đúng?
Xét trên phương diện các hoạt động đi bộ, thể dục thể thao nhẹ:
Theo các ý kiến của các chuyên gia y tế việc tập luyện thể dục thể thao trong 3 tháng thai kỳ là điều nên làm. Khi mẹ đi bộ, cơ thể sẽ được hoạt động nhịp nhàng giúp mẹ trao đổi chất tốt hơn, tăng sức đề kháng và tránh các bệnh khi thai sản.
Những mẹ bầu thường xuyên vận động trong giai đoạn này còn giúp dễ sinh, ngủ ngon và sâu giấc hơn đồng thời giúp mẹ cân bằng được vóc dáng, cân nặng.
Kiêng đi lại nhiều trong thời gian 3 tháng đầu là một sai lầm vô cùng tai hại của mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cũng chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng.
2. Giải mã mẹ bầu có nên quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục 3 trong 3 tháng đầu tiên là hoàn toàn ăn toàn nếu như bạn có một sức khỏe ổn định nếu như mẹ có hứng thú với chuyện ‘YÊU‘. Và khi yêu, mẹ chỉ nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng không sử dụng các tư thế gây chèn ép lên vùng bụng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây mẹ nên tránh quan hệ:
- Mẹ bầu đã từng bị sảy thai hoặc có nguy cơ bị sảy thai trước đó.
- Gặp hiện tượng chảy máu âm đạo hoặc ra máu khi quan hệ trước đó
- Mẹ bầu sinh đôi, sinh ba
- Nửa kia đang bị các bệnh như: Viêm nhiễm, mụn,…
- Sức khỏe mẹ bầu không được tốt
3. Bầu 3 tháng đầu có kiêng tắm biển không? Bầu 3 tháng đầu kiêng gì?
Bầu 3 tháng đầu có được tắm biển không? Vào những ngày thời tiết oi bức cũng như những mẹ bầu gặp hiện tượng nóng trong thì có nên đi tắm biển giải nhiệt?
Nhiều người cho rằng bà bầu đi tắm biển sẽ không tốt, vừa vận động mạnh mà nguồn nước biển nhiều rác thải có thể ảnh hưởng đến con. Song các bác sĩ đã chỉ ra rằng tắm biển có lợi vô cùng lớn cho mẹ:
- Giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn: Du lịch tắm biển sẽ làm cho mẹ thư giãn, thoải mái hơn đặc biệt với những mẹ hay gặp stress.
- Nước biển giúp đào thải độc tố: Không phải nghiễm nhiên người ta dùng nước muối để khử khuẩn. Trong nước muối có hàm lượng khoáng chất lớn giúp chữa lành vết thường loại bỏ nhiễm trùng vô cùng tốt.
- Tốt cho tim mạch của mẹ: Thể thao đặc biệt là bơi lội rất tốt cho tim mạch, ngu cơ trấn thương so với các môn thể thao khác cũng thấp hơn rất nhiều.
Bầu 3 tháng đầu tắm biển được không? Có thể nói tắm biển rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ vẫn cần phải lưu ý về thời điểm và thời gian tắm. Mẹ chỉ nên tắm vào sáng sớm hoặc chiều tà khi ánh nắng chứa nhiều vitamin D nhất và tắm không nên quá 1 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên tắm khi ăn no và di chuyển thật nhẹ nhàng.
4. Mẹ bầu có nên làm đẹp trong 3 tháng đầu?
Với phụ nữ nhu cầu làm đẹp vô cùng lớn, tuy nhiên những thứ làm đẹp chủ yếu là hóa chất mẹ có nên sử dụng khi có em bé hay không?
Làm đẹp có rất nhiều quy trình làm đẹp khác nhau từ làm tóc đến sơn móng tay, tẩy sa chết,…. Có những việc bạn có thể làm không ảnh hướng đến mẹ cũng như bé nhưng ngược lại có những quy trình làm đẹp sẽ làm tổn hại đến con.
Khi mang bầu, bạn không nên:
- Tẩy lông chân bằng thuốc: thuốc đặc nóng bôi lên chân sẽ làm cho mẹ bị rối loại tuần hoàn máu.
- Làm đẹp bằng thiết bị điện tử: Soi đèn, hút mụn,… sẽ khiến cho mẹ bị biến đổi nội tiết dẫn đến thâm da, nổi mụn.
- Xông hơi: Nhiệt độ cao khiến mách máu dãn ra nhịp tim tăng lên làm mẹ thấy khó thở rất nguy hiểm.
- Sơn móng tay: Sơn móng tay có mùi rất khó chịu độc hại với mẹ. Sử dụng sơn móng tay có thể khiến bé sinh ra kém thông minh.
- Nhuộm tóc: Thuốc nhuộm chứa chất hóa học để làm thay đổi cấu trúc và màu sắc của tóc. Các chất này có thể thấm qua da đầu, đi vào trong máu và tác động xấu tới thai nhi.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chuyên mục mẹ bầu của kienthucmevabe.net đã tổng hợp được, mong rằng nó hữu ích với bạn. Chúc bạn mẹ tròn công vuông!
>>> Bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con tránh suy dinh dưỡng bào thai