Con đang ăn dặm và ti sữa rất đều. Nhưng tuần vừa rồi, con không màng đến việc ti sữa mẹ nữa? Tại sao lại vậy, con có vấn đề hay chế độ dinh dưỡng không phù hợp nữa? Hãy cùng kienthucmevabe.net tìm lý do và cách giải quyết việc “bé ăn dặm không chịu uống sữa” nhé!
Lý do khiến bé ăn dặm không chịu uống sữa?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con không chịu ti sữa. Trong bài viết này, kiến thức chăm sóc cho bé, sẽ chia thành 2 loại nguyên nhân để giúp mẹ dễ nhận viết.
Nguyên nhân trực tiếp
Đây là những vấn đề xuất phát từ cơ thể bên trong của con trực tiếp gây ra hiện tượng con không muốn ti sữa mẹ nữa. Bao gồm:
- Tâm lý của con không ổn định: Con đang trong tuần khủng hoảng (hay khóc, quấy mẹ và không chịu ăn).
- Bên cạnh đó, cơ thể của con đang gặp vấn đề. Con bị ốm sốt, nghẹt mũi, khó tiêu, nghiêm trọng hơn là bị bệnh về đường ruột.
Nguyên nhân gián tiếp
Ngoài những vấn đề trực tiếp bên trong cơ thể, thì việc con bỏ ti sữa là do ảnh hưởng từ cách ăn dặm.
- Mẹ cho con ăn dặm quá sớm không những ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể mà còn tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa non nớt của con.
- Thời điểm ăn dặm giữa các bữa trong ngày là không đều. Mẹ cho con ăn liên tục nhiều loại thực phẩm khác nhau làm giảm cảm giác muốn ti sữa.
- Lượng thức ăn vượt quá mức cho phép khiến dạ dày của con không muốn hấp thụ thêm sữa.
Ngoài ra, việc con bỏ ti thì nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc vị của sữa công thức không còn phù hợp nữa.
Vì vậy, để mẹ bớt lo lắng và bé sớm ti lại sữa, mình xin chia sẻ một số giải pháp giúp đỡ mẹ nhé!
Giải pháp lấy lại cảm giác muốn ti sữa của con
Tương ứng với nguyên nhân, mẹ cần các giải pháp phù hợp như:
Thứ nhất, khi con trong tuần khủng hoảng. Điều cha mẹ cần làm là theo dõi và mặc kệ con. Vì đây là vấn đề tâm lý mà đứa trẻ nào cũng gặp phải. Nếu ba mẹ càng chiều thì con càng khó chịu và bỏ ti sữa lâu hơn.
Thứ hai, đưa con đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh chóng quay lại ti sữa mẹ.
Thứ ba, chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi có một số dấu hiệu cơ bản như: “Bắt đầu mọc răng, tập ngồi, miệng nhai tóp tép,…”.
Thứ tư, mẹ cần xây dựng một thời gian biểu cụ thể khoa học phù hợp với hệ tiêu hóa của con. Tránh việc chồng chéo các bữa với nhau, sẽ khiến trẻ nhanh no và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thứ năm, con cần chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng gian đoạn phát triển với lượng bữa trong ngày là khác nhau.
Bé 6 tháng ăn 2 bữa cháo loãng/ ngày. Bé 7- 9 tháng cần 2-3 bữa cháo có độ sệt hơn (bổ sung chất đạm). Bé 10-12 tháng, con có thể tập ăn cơm nát với khoảng 3 bữa trên ngày.
Hi vọng, với những kiến thức mà mình chia sẻ, sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng con bỏ ti sữa. Chúc con luôn mạnh khỏe, lớn khôn mỗi ngày và phát triển toàn diện nhé!