Chăm sóc thai 3 tháng đầu – Cẩm nang bà bầu 3 tháng đầu

Đăng bởi admin vào lúc 09:33:07 31/05/2020

Chăm sóc thai 3 tháng đầu hết sức quan trọng với các mẹ bầu. Đây là khoảng thời gian thai nhi yếu ớt nhất. Vì thế, cẩm nang bà bầu 3 tháng  được Kienthucmevabe.net chia sẻ sẽ cho bạn biết điều nên và không nên trong quãng thời gian này nhé!

Chăm sóc thai 3 tháng đầu

Tìm hiểu sự thay đổi trong ba tháng đầu

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ

Trong ba tháng đầu, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ thay đổi đáng kể, kích hoạt cơ thể để bắt đầu nuôi dưỡng một đứa trẻ.

Ngực to và sưng lên: Sự khó chịu này sẽ giảm dần sau vài tuần khi cơ thể kịp thích ứng, điều chỉnh theo sự thay đổi của hormone.

Chăm sóc thai 3 tháng đầu

Buồn nôn hoặc nôn: Đây là đầu hiệu ốm nghén điển hình nhất khi mang bầu. Triệu chứng này ở mỗi người khác nhau, có thể xảy ra vào bất kì lúc nào trong ngày.

Đi tiểu thường xuyên: Điều này là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến cho thận phải xử lý chất thải nhiều hơn trong bàng quang.

Mệt mỏi: Giai đoạn đầu khi mang thai, hormone progesterone tăng lên cao sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu 1

Nhạy cảm với mùi: Sự thay đổi nội tiết làm vị giác và khứu giác của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Bạn có thể sợ một số mùi nhất định (khác nhau ở mỗi bà bầu)

Cảm xúc của người mẹ: Sự thay đổi nội tiết diễn ra không đều dẫn đến những cảm xúc, tâm trạng không ổn định. Lúc vui mừng, lúc lo lắng, sợ hãi,…

Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu

Sự phát triển của thai nhi

Chỉ trong 3 tháng đầu tiên, em bé thay đổi từ một tế bào kích cỡ siêu nhỏ đến cỡ một quả táo. Các bộ phận dần được hình thành:

  • Xương: bao gồm cột sống, xương cánh tay, cánh chân và cả ngón tay, ngón chân đã được nảy mầm cho hết tuần 10
  • Da, lông, móng: Da xuất hiện từ tuần thứ 5, các nang lông và móng hình thành từ tuần 8
  • Hệ tiêu hóa: ruột được hình thành từ tuần 8
  • Tim: Từ tuần 5 đã hình thành song đến tuần 7-10 bạn mới có thể nghe được nhịp tim của bé
  • Thị giác: dây thần kinh được hình thành từ tuần thứ 4, võng mạc hình thành vào tuần thứ 8
  • Não: các tế bào thần kinh tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc
  • Vị giác: từ tuần 8, các dây thần kinh từ lưỡi đến não được hình thành

su-phat-trien-cua-thai-nhi-theo-tung-giai-doan

Cũng bởi những thay đổi này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, vận động nghỉ ngơi, thai giáo con cái,…

Chăm sóc thai 3 tháng đầu

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thực phẩm bổ sung mẹ sử dụng trong 3 tháng đầu. Thường là tiền đề phát triển cho những tháng tiếp theo. Thực phẩm mẹ sử dụng ngoài cung cấp dinh dưỡng cho bản thân. Thì còn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi hình thành các cơ quan như phổi, tim, gan,..

các loại hoa quả tốt cho bà bầu

Vì thế trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên ăn đủ chất, bổ sung sắt, axit folic. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ có thể ăn nhiều trứng và cải bó xôi. Hai thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C , Olate, canxi, sắt…

Nghỉ ngơi

Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai mẹ thường rất mệt mỏi. Một phần do sự thay đổi hormone, phần khác do nghén, mất sức. Vì thế, mẹ rất hay rơi vào tình trạng buồn ngủ. Ngủ một giấc từ 7 – 8 tiếng sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé đấy mẹ!

Chăm sóc thai 3 tháng đầu

Tập thể dục – Vận động cơ thể

Tập yoga có tác dụng làm dịu hệ thần kinh. Dồi dào oxy, tăng cường oxy hóa cho thai nhi. Chính vì thế, chăm sóc thai 3 tháng đầu khuyến khích mẹ nên tập yoga. Tuy nhiên, mẹ nên lựa bài tập phù hợp với bà bầu. Và phù hợp với thể chất bản thân.

Chăm sóc thai 3 tháng đầu

Những điều kiêng kị khi chăm sóc thai 3 tháng đầu

Tránh xa khói thuốc lá!

Khói thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé sau sinh. Hoặc cũng có thể gây những biến chứng khi mang thai như xảy thai, sinh non. Vì thế mẹ cần tránh xa nó để bảo vệ bé nhé!

Tránh xa thuốc lá

Ngừng uống rượu bia, caffein

Rượu bia, đồ uống có cồn và caffein rất có hại đến sức khỏe của thai nhi. Tiêu thụ lượng lớn những chất này có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

Không làm việc nặng

Mang thai sẽ khiến các dây chằng, cơ khớp lỏng lẻo khiến sức lực giảm đi. Mang vác nặng cũng khiến thai nhi bị đè ép. Có thể gây xảy thai vì thế mẹ nên nhờ người làm giúp.

Tránh làm việc nặng

Chăm sóc thai 3 tháng đầu có thể làm xáo trộn thói quen hằng ngày của bạn. Nhưng vì một thiên thần đang đang dần lớn lên trong bụng cùng cố gắng thay đổi nhé!