Từ khi bé còn nhỏ, việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho bé là điều cần thiết. Tuy nhiên, nên cho con tham gia lớp từ mấy tuổi và nên chọn lớp học như nào thì phù hợp nhất, luôn là băn khoăn hàng đầu khi mẹ đăng kí lớp học năng khiếu cho trẻ. Bài viết tin tức này kienthucmevabe.net sẽ giúp cho các mẹ giải quyết những khó khăn đó.
Nên cho trẻ học năng khiếu từ mấy tuổi?
Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng mấy tuổi thì nên cho con tham gia lớp học năng khiếu. Thông thường khi trẻ lên 3 tuổi thì những năng khiếu của con sẽ được bộc lộ một cách rõ rệt và đây cũng là độ tuổi mà bé đã có nhận thức về bản thân và có tính ham học hỏi và tìm hiểu những thứ xung quanh.
Mỗi một đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau và nổi trội ở một lĩnh vực khác nhau. Do đó, các mẹ cần quan sát con thật kỹ để phát hiện và nhận biết rằng con mình có năng khiếu trong lĩnh vực nào. Có nhiều loại năng khiếu khác nhau đó là: Năng khiếu toán học/logic; Ngôn ngữ/lời nói; Thị giác hay không gian; Âm nhạc; Vận động; Hướng ngoại; Hướng nội; Hướng về thiên nhiên, hay năng khiếu hướng về sự tồn tại.
Chính vì vậy biết con mình sở hữu loại thiên khiếu nào, cha mẹ nên tìm cách điều hướng và phát triển tối ưu cho trẻ, tạo cho trẻ một nền tảng tốt nhất để cho con thành công sau này.
Làm sao để phát hiện năng khiếu của trẻ?
Để phát hiện được tài năng của trẻ, bố mẹ cần:
Quan sát con lúc vui chơi
Trẻ thường bộc lộ sở thích, tính cách, cảm xúc của mình qua những lúc vui chơi. Do đó bố mẹ nên thường xuyên để ý thời gian vui chơi của bé, xem bé hứng thú với điều gì.
Khuyến khích con chơi với nhiều loại đồ chơi khác nhau
Bố mẹ nên cho trẻ thử chơi nhiều loại trò chơi khác nhau từ vận động đến tư duy, từ vẽ vời đến ca hát… để trẻ được tiếp xúc với nhiều thứ, rồi từ đó nhận biết được sở thích của trẻ.
Khuyến thích cho trẻ thể hiện
Khi bạn nhận ra sở thích của trẻ thì bạn hãy tìm những cơ hội để trẻ bộc lộ tài năng của mình. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ tham gia những cuộc thi phù hợp thì bố mẹ cũng có thể tổ chức những cuộc thi tại nhà cùng những phần thưởng nho nhỏ khuyến khích trẻ phát huy tài năng của mình.
Cách nhận biết năng khiếu của trẻ
Năng khiếu về ngôn ngữ
Trẻ có thể học hỏi từ vựng rất nhanh, hứng thú với việc nối từ thanh câu và các trò chơi từ ngữ. Có thể gải thích mọi điều liên quan đến bản thân và cuộc sống một cách rõ ràng, rành mạch.
Năng khiếu về âm nhạc
Trẻ có xu hướng nhạy cảm với âm thanh và có khả năng liên tưởng giữa âm thanh và nhạc cụ một cách nhanh chóng. Đồng thời trẻ thường thích hát hò và có khả năng ghi nhớ các lời bài hát cũng như giai điệu bài hát.
Năng khiếu về hướng ngoại (tương tác)
Trẻ thích giao tiếp và thường giao tiếp với mọi người rất giỏi và khéo kéo. Thích chơi theo nhóm và là người lãnh đạo theo nhóm và biết cảm thông với người khác.
Năng khiếu về hướng nội (nội tâm)
Khả năng nhận thức về bản thân và thường có xu hướng làm việc độc lập. Trẻ không háo hứng với các hoạt động xã hội, tuy nhiên vẫn tự tin vào bản thân và hiểu rõ mình muốn làm gì.
Năng khiếu về lĩnh vực thiên nhiên
Thích khám phá thế giới xung quanh, đơn giản như những con vật, cây cỏ xung quang cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm của trẻ thuộc năng khiếu này là khả năng quan sát tốt.
Năng khiếu về thị giác không gian
Trẻ có khả năng sắp xếp mọi thứ trong đầu mình và phân tích được điều gì xảy ra khi gặp phải một tình huống. Trẻ thích sắp xếp mọi thứ theo trình tự nhất định, ví dụ như xếp đồ chơi theo các loại gọn gàng ngăn nắp.
Năng khiếu về hoạt động thể chất
Trẻ thích chơi những trò vận động, không thích ngồi yên một chỗ. Ngoài ra, trẻ tự tin và sử dụng tay chân linh hoạt, nhạy cảm với hoạt động thể chất hơn so với bạn bè.
Năng khiếu về lĩnh vực toán học
Con có tư duy logic tốt, biết tách bạch và sắp xếp thứ tự. Khi bắt đầu biết tính toán thì thường thích làm các phép tính hay trả lời các câu hỏi đố.
Vậy lựa chọn trung tâm năng khiếu sao cho phù hợp với con?
Để lựa chọn trung tâm năng khiếu phù hợp với trẻ, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
♦ Trung tâm có cơ sở vật chất đáp ứng tốt việc giảng dạy và luyện tập hay không? (không gian tập luyện, khả năng chống ồn, thiết bị âm thanh ánh sáng,…)
♦ Trung tâm có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tận tình không?
♦ Trung tâm có thường xuyên tổ chức các hoạt động để trẻ được thể hiện tài năng trước đám đông hay không?
♦ Thời gian, nội dung, sỉ số lớp học và học phí có phù hợp không?
Ngoài việc cho bé tham gia các lớp học tại trung tâm, bố mẹ cần dành một chút thời gian để tham gia một số buổi khi con theo học. Từ đó biết được quy cách dạy cũng như thành tích học tập của con. Đồng thời để năng khiếu của con phát triển toàn diện, bố mẹ nên tìm hiểu và học cùng con tại nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm khi đăng kí lớp học năng khiếu cho trẻ mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.
>>> Cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời mà bố mẹ không thể bỏ qua