Đừng bỏ qua phương pháp dạy trẻ tập trung học bài này!

Đăng bởi admin vào lúc 21:43:51 31/12/2019

Con bạn quá ham chơi và không thể tập trung trong việc học tập? Bạn đang tìm kiếm phương pháp dạy trẻ tập trung học bài? Vậy bài viết tin tức em bé này là dành cho bạn. Hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu ngay sau đây!

Biểu hiện không tập trung của trẻ

Trẻ bị mất tập trung có rất nhiều biểu hiện khác nhau như:

Không thể tập trung vào một việc: Trẻ không thể ở yên ngồi học một chỗ, đang học bài thì lôi tranh ra vẽ hoặc lấy đồ chơi chơi.

Không tuân theo các chỉ dẫn: Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng, ví dụ như không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài, khi ở nhà không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài…

bé không nhớ mặt chữ3

Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài: Trẻ dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh, như đang học mà nghe những tiếng ồn hay cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.

Hay quên: Vì trước đó trẻ không tập trung nghe nên sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ.

bé không nhớ mặt chữ2

Khó hòa nhập: Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập, cảm thấy chán học, không chú ý học, thậm chí bỏ bê học hành vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi.

Nguyên nhân trẻ mất tập trung khi học bài

1. Do chế độ dinh dưỡng

Bố mẹ thường có xu hướng cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường, do đó sẽ khiến trẻ hiếu động hơn và không thể tập trung ngồi yên một chỗ. Hoặc chế độ ăn hàng ngày thiếu sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, mất tập trung, nhớ quên thất thường.

2. Không gian học tập dễ làm trẻ xao nhãng

Không gian học của bé bị ảnh hưởng quá nhiều từ bên ngoài như: âm thanh, tiếng ồn, không gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát… điều này khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mất tập trung học bài.

3. Cách dạy trẻ chưa đúng

Bố mẹ là những người có tác động rất lớn tới việc học của trẻ. Nếu được cha mẹ nuông chiều thường xuyên, coi nhẹ và bỏ qua việc học hoặc giáo dục sai cách,… thì trẻ rất khó để tập trung vào việc học và đạt kết quả tốt.

Hay việc cho trẻ sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính hay điện thoại có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, tia bức xạ từ những thiết bị điện tử có thể làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng..

Phương pháp dạy con học tập trung để đạt hiệu quả tốt nhất

1. Cho trẻ biết về tầm quan trọng của việc học

Một trong những bước đầu tiên để bé có thể rèn luyện tập trung khi học là cha mẹ phải giúp bé hiểu được tầm quan trọng của việc học. Định hướng các con đường để bé ý thức được điều mình cần làm và cần cố gắng là gì rồi từ đó bé sẽ tạo cho mình sự tập trung nhất định trong việc học.

2. Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, mục tiêu cũng cần vừa phải với sức học và khoảng thời gian phù hợp với bé. Bạn không nên nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra, thay vào đó bạn có thể nhắc nhở, thúc đẩy trẻ hoàn thành một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra khi trẻ hoàn thành mục tiêu, bạn nên có những lời khen hay món quà để tiếp thêm động lực cho trẻ.

3. Ngồi học cùng trẻ

Bố mẹ là những người thân nhất và là người tạo cảm giác an toàn nhất cho trẻ. Khi bố mẹ ngồi cạnh, trẻ sẽ có cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu hơn và từ đó giảm bớt đi căng thẳng và áp lực trong học tập. Tuy nhiên việc ngồi học cùng không có nghĩa là bạn sẽ chỉ dẫn hết bài cho trẻ mà bạn nên khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng.

4. Tạo góc học tập yên tĩnh

Đối với một số trẻ, nơi học tập quá ồn ào hoặc bừa bãi sẽ khiến trẻ kém tập trung hơn. Chính vì thế, bố mẹ cần dành cho trẻ một khoảng không gian học tập yên tĩnh, có đầy đủ bàn ghế và dụng cụ học tập cần thiết.

5. Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau

Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.

Hoạt động và sở thích

6. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên 

Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp dạy trẻ tập trung khi học bài. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

>>>