Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

Đăng bởi admin vào lúc 03:14:20 17/01/2020

Theo thống kê, cứ 100 thai nhi thì có từ 3-5 em gặp các vẫn đề về phát triển. Vậy nên, ngoài niềm hạnh phúc vô bờ khi mang thai, mẹ bầu còn phải cập nhật thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi mang bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu. Vậy đâu là những kiến thức bà bầu 3 tháng đầu mẹ cần phải lưu ý.

Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

Nhằm mang đến cho mẹ những kiến thức bổ ích giúp cho mẹ khỏe, con phát triển toàn diện nhất, chuyên mục mẹ bầu của kienthucmevabe.net đã tổng hợp một số thông tin dưới đây.

Tổng hợp kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

1. Dấu hiệu nhận biết mang bầu

Mẹ càng nhận biết có con sớm bao nhiêu thì càng có thể chú ý thay đổi thói quen ăn uống ngủ nghỉ tốt nhất với bé. Thường ngay từ những tuần đầu tiên khi quan hệ các mẹ đã có thể nhận biết được những dấu hiệu mang bầu.

Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

Một số dấu hiệu nhận biết biết mẹ có bầu:

  • Xuất hiện máu báo thai: Đây là dấu hiệu báo thai sớm nhất sau khoảng 1 tuần khi quan hệ.
  • Mẹ bị chuột rút: Khi có bầu, tử cung bị kéo dãn chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới gây nên hiện tượng này.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ: Trong những tuần mang bầu đầu, cơ thể mẹ gần như bị vắt kiệt chất dinh dưỡng để nuôi bào thai, vậy nên mẹ thường xuyên có cảm giác này.
  • Trễ kinh: Trễ kinh là hiện tượng dễ nhận thấy và khá chính xác cho những ai mang bầu.

2. Tam cá nguyệt đầu tiên mẹ có nên siêu âm, siêu âm mấy lần?

Về bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao vượt quá ngưỡng nghe được nên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên khi thia nhi mới được 1-2 tháng thì khuyến cáo không nên làm siêu âm màu vì nó có tác dụng nhiệt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.

Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu mẹ chỉ nên siêu âm 1 lần vào tuần thứ 11-13 để chắc chắn về việc mẹ mang bầu cũng như phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về hệ thần kinh, dị tật chân tay,…

3. Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu về chế độ ăn uống

Tuy rằng trong những tháng đầu con mới chỉ có kích thước rất nhỏ, nhưng cũng đã hình thành nên các bộ phận của cơ thể. Vậy nên mẹ cần phải chú trọng bổ sung ăn uống cho con phát triển toàn diện.

Kiến thức bà bầu 3 tháng đầu

4 nhóm dinh dưỡng mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung:

  • Axit folic: Dưỡng chất càn thiết cho sự phát triển não bộ và cột sống của bé. Mẹ nên bổ sung dưỡng chất này ngay từ khi có ý định mang bầu với khoảng 400mg/ngày.
  • Canxi: Muốn con cao lớn thì đây là dưỡng chất không thể thiếu. Ngoài ra, chất này còn giúp co mẹ tránh được tình trạng bị loãng xương sau khi sinh.
  • Chất sắt: Chất sắt sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng bị thiếu máu khi mang thai, đồng thời nó giúp bạn giảm đi chứng chóng mặt, mệt mỏi thường thấy trong 3 tháng đầu.
  • Protein: Trong 3 tháng đầu, con chủ yếu phát triển về hệ cơ, vậy nên mẹ cần chú ý bổ sung đạm để cân nặng của con được đảm bảo.

Dinh dưỡng mẹ bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ cần chú ý chế độ ăn uống để trọng lượng cơ thể tăng từ 1-1,8kg tùy vào thể trạng của mẹ. Có như vậy mới cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi con lớn khôn.

5. Những hoạt động mẹ bầu nên làm

3 tháng đầu là thời điểm vô cùng quan trọng. Chỉ một vận động sai, hoạt đọng không khoa học cũng có thể khiến bé rời khỏi mẹ bất cứ lúc nào. Vậy nên lúc này mẹ cần đặc biệt chú ý: Không nên chạy nhảy tập luyện thể thao ở cường độ cao, vận động quá sức,… Thay vào đó, mẹ chỉ nên có những bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng.

Mẹ bầu đi bộ

6. Mẹ bầu cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất

Khi mang bầu, bất cứ mọi hành động của mẹ cũng đều ảnh hưởng đến con. Đặc biệt là sức khỏe của mẹ. Khi mẹ bệnh các virus cúm,…rất dễ lây sang con gây đến tình trạng dị tật thai nhi, con chậm lớn, chậm phát triển không tốt.

Vậy nên, khi mang bầu mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt nhất. Nếu có dấu hiệu bệnh hãy đến thăm khám lấy ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Mẹ bầu bị bệnh

Một số lưu ý khi mang bầu

Ngoài những kiến thức bà bầu 3 tháng đầu trên, mẹ cũng nên chú ý một vài điều sau:

  • Giảm thiểu tối đa hiện tượng căng thẳng, mệt mỏi khi mang bầu. Như các cụ có nói, mang bầu mà căng thẳng mệt mỏi con đẻ ra sẽ khuôn mặt cau có, không đẹp.
  • Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, khoa học: Chia thành các bữa ăn thời điểm phù hợp tránh một lúc ăn quá nhiều.
  • Nếu đang ăn mặc bó sát, đi giày cao gót,.. thì hãy chuyển sang các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, giày bệt đảm bảo việc di chuyển an toàn.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời điểm này để tránh tác động đến em bé.
  • Mẹ bầu tốt nhất nên dưới 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất hạn chế những dị tật thai kỳ đáng tiếc.

Mẹ bầu

Trên đây là một số thông tin về kiến thức bà bầu 3 tháng đầu mà kienthucmevabe.net đã tổng hợp được. Hi vọng rằng mẹ đã có cái nhìn tổng quan nhất cho tam cá nguyệt đầu tiên. 

>>> 13 tuần đầu con lớn lên thế nào? 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì?