Sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Đăng bởi admin vào lúc 07:54:49 19/11/2019

Để con luôn được khỏe mạnh và thông minh. Ba mẹ nên hiểu và hành động ngay từ giai đoạn con còn là trẻ sơ sinh. Với bài viết này, kienthucmevabe.net sẽ chia sẻ kiến thức về sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi và ba mẹ nên làm gì trong giai đoạn này. 

trẻ dưới 1 tuổi

Nội dung bài viết bao gồm:

  • Các giai đoạn trong sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-1 tuổi 
  • Ba mẹ nên làm gì để con phát triển tốt nhất 

Các giai đoạn trong sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi gồm 4 giai đoạn chính. Trong những khoảng thời gian đó, trẻ sẽ biến đổi về mặt tâm lý và sinh lý.

1. Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn con vừa chào đời, cơ thể và các giác quan còn hạn chế. Việc thích ứng với môi trường chủ yếu qua quan sát.

sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Tham khảo ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi

2. Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi

Khoảng thời gian này, bé phát triển tương đối rõ rệt về cơ thể cũng như khả năng học hỏi. Biết cách biểu lộ cảm xúc và bập bẹ “ê a”

sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

3. Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi

Ở thời điểm này, bé đã biết nhiều thứ hơn trước và việc chăm con có phần khó khăn hơn. Cơ thể bé cũng cứng cáp, tâm lý thay đổi rõ rệt.

sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

4. Giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi

Bé ngày càng lớn và phát triển cần nhiều năng lượng để hoạt động. Biết làm nhiều hành động và học theo người lớn.

sự phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Trên đây, là 4 giai đoạn phát triển của bé mà các chuyên gia đã chỉ ra. Vậy thì ba mẹ cần đặc biệt lưu ý điều gì để trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất cả về mặt tâm lý và sinh lý.

Ba mẹ cần làm gì để con phát triển tốt nhất

Ba mẹ nào cũng dành rất nhiều sự quan tâm chăm sóc cho con của mình. Đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi. Những việc cần đặc biệt chú ý khi nuôi con để đảm bảo con phát triển tốt nhất về mọi mặt:

Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi 

Cho con ngủ từ 14-16 tiếng/ ngày và ti sữa mẹ nhiều (tháng 1)

– Cho con tiếp xúc với đồ chơi nhiều màu sắc, đọc truyện cho con (tháng 2)

– Cho con tập nằm sấp để lẫy và không nên ép con ăn. Thể hiện tình cảm nhiều hơn (tháng 3)

trẻ 3 tháng tuổi

Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi 

– Không nên cho con ăn dặm (tháng 4)

– Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện và cười đùa với con (tháng 5)

– Bắt đầu cho con tập ngồi ghế để ăn dặm

 trẻ 6 tháng tuổi

Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi 

– Quan tâm bé nhiều hơn và cho con ngủ 10 tiếng đêm mỗi ngày (tháng 7)

– Bố mẹ sắp xếp đồ dùng gọn gàng tạo không gian cho con tập bò (tháng 8)

– Dạy con cách tập đứng, tập đi, nói từ ngữ thân thiện với com (tháng 9)

giai đoạn phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi 

– Tập trung dạy con về các kĩ năng vận động và cách gọi “ba,mẹ,..” (tháng 10)

– Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và thống nhất nói không với những việc con đòi khỏi (tháng 11) – không vẽ lên tường, vất đồ lung tung 

– Cổ vũ con trong bước đi và nên thực đơn cân đối với 4 nhóm chất: tinh bột (cháo, bánh…), chất đạm, chất béo, hoa quả  và vitamin (tháng 12) 

giai đoạn phát triển của trẻ 9 tháng tuổi giai đoạn phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Hy vọng với bài viết này, ba mẹ sẽ hiểu về sức khỏe và sự phát triển của em bé trong thời kì từ 0-12 tháng tuổi. Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn và luôn ngoan ngoãn. 

>>> Bé mấy tháng tuổi thì nên cai sữa ? – Cách cai sữa cho bé