Bé của bạn đã 24 tháng tuổi nhưng lại phát triển chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Bạn lo lắng bé bị suy dinh dưỡng thấp còi? Hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu về nguyên nhân và thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng ngay sau đây nhé.
Mẹ đừng chủ quan khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường còi cọc, chậm lớn hơn các bé khác có cùng độ tuổi. Không chỉ biểu hiện bên ngoài mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp và tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật cho trẻ.
Vậy vì sao trẻ lại bị suy dinh dưỡng?
– Do điều kiện sống: Trẻ em tại vùng núi, vùng sâu vùng xa thường dễ bị suy dinh dưỡng hơn trẻ em ở đồng bằng bởi điều kiện vậy chất không đủ đáp ứng. Trẻ thường phải sống trong cảnh thiếu thốn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên rất nhiều bé bị tình trạng này.
– Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa: Điều này khiến bé hấp thu chậm hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vì vậy, dù được mẹ cho ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng nhưng bé vẫn không lên cân khiến mẹ cảm thấy buồn lòng và lo lắng.
Chị Thủy là mẹ của bé Nhím, năm nay đã hơn 2 tuổi nhưng bé lớn chậm hơn các bạn khác. Khi đi vệ sinh, phân của bé có mùi rất nặng, vì vậy chị Thủy đã quyết định đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng tại Viện đại học Y Hà Nội. Bác sĩ cho hay, do hệ tiêu hóa của bé kém nên bé không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, các chất dinh dưỡng này bị đẩy ra ngoài và là nguyên nhân khiến phân của bé rất nặng mùi.
– Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhận biết được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ càng sớm thì mẹ hãy tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng và lên ngay một thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng cho bé nhé.
Mẹ đảm chăm con khéo với thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng
1. Canh thịt băm nấu bí xanh
Bí xanh hay còn gọi là bí đao là một loại quả có tính mát, chứa nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, … vì vậy rất thích hợp để nấu cho bé ăn.
Nguyên liệu chuẩn bị: thịt nạc bằm 50g, 150g bí xanh, hành khô và hành lá.
Cách làm:
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa bé ăn.
- Cho thịt vào xào qua và nêm nếm gia vị.
- Cho nước vào nồi đun sôi, đổ thịt đã xào và bí xanh vào.
- Chờ đến khi bí chín thì thêm hành lá thái nhỏ và tắt bếp.
2. Thịt bò hầm rau củ
Thịt bò chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển cơ, cung cấp năng lượng cho bé vui chơi nô đùa. Kết hợp nấu thịt bò với rau củ sẽ giúp bé vừa ăn được thịt lại bổ sung thêm chất xơ cần thiết. Chính vì vậy, đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của mẹ dành cho bé rồi phải không nào.
Nguyên liệu chuẩn bị: 200g bò phi lê, cà chua, khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan.
Cách làm:
Thịt bò ướp gia vị trong 30 phút ⇒ Cà chua xào nhừ để tạo màu. ⇒ Cho thịt bò đã ướp vào xào cho đến khi thịt săn lại. ⇒ Đổ lượng nước vừa phải vào và hầm thịt bò đến khi mềm. ⇒ Cà rốt, hành tây làm sạch, cắt vừa ăn. Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo nước. ⇒ Khi thấy thịt bò gần mềm, cho hỗn hợp rau củ vào hầm cho đến khi chín.
Đây chỉ là hai món ăn cơ bản và đơn giản nhất mà mẹ nên biết để nấu cho bé 2 tuổi nếu bé bị suy dinh dưỡng.
Lựa chọn thực phẩm cũng cần có nguyên tắc
Mẹ hãy tham khảo ngay 12 loại thực phẩm dưới đây để thay đổi liên tục trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi: sữa nguyên kem, pho mát, hồng xiêm, chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, phô mai, bơ đậu phộng, trứng, hạt ngũ cốc, dầu ô liu.
Đây đều là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Lúc này bé đã mọc răng nên mẹ không cần băm hoặc xay thức ăn quá kĩ đồng thời thay đổi món thường xuyên để bé tiếp xúc nhiều với các loại thực phẩm khác nhau. Như vậy sau này bé sẽ không kén ăn.
Chế biến thức ăn mẹ cần lưu ý gì?
Khi nấu cháo cho trẻ 2 tuổi, mẹ trộn thêm các nguyên liệu như thịt cá, tôm, bò, trứng, rau xanh và dầu ăn dặm vào cháo cho bé ăn dặm. Lưu ý mẹ nên sử dụng các loại dầu ăn dành cho bé như dầu ô liu, dầu óc chó hoặc dầu gấc để nấu, không nên sử dụng dầu ăn chiên rán thông thường.
Không nên nêm quá mặn sẽ khiến bé khó ăn và khó tiêu. Mẹ không nên chỉ ép lấy nữa hoa quả rồi nấu cho bé mà hãy nấu cả phần bã để bổ sung chất xơ cho bé. Tránh tình trạng bé bị táo bón.
Nếu có những kinh nghiệm hoặc bí quyết hay ho thì mẹ hãy chia sẻ cùng kienthucmevabe.net để nhiều người cùng biết đến nhé.
– BTT –
>>>Bỏ túi phương pháp chế biến món ăn cho trẻ 2 tuổi kiểu Nhật<<<