Tiêm phòng vaccine là một sáng kiến quan trọng trong hoạt động y tế dự phòng, giúp hạn chế hoặc loại bỏ những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra. Liệu tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu uy tín? Liệu ở các vùng nông thông có nên tiêm cho bé ở cơ sở trạm y tế? Để hiểu rõ hơn các vấn đề này cha mẹ hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu uy tín?
Vaccine là gì? Tại sao trẻ cần phải tiêm phòng?
Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Trẻ sơ sinh mới ra đời hệ miễn dịch thường rất kém vì vậy phải cho trẻ đi tiêm vaccine để bảo vệ cho trẻ khỏi những nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên vi trùng gây hại vẫn có thể tồn tại và lây sang những người không được bảo vệ bằng vắc xin. Chính vì vậy phải tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh không chỉ để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn hạn chế sự lây lan cho những người xung quanh.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu uy tín?
Gần đây xuất hiện một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm phòng, vậy nguyên nhân đó có phải là do các cơ sở y tế không đủ tin cậy gây nên những hậu quả đau lòng không? Tiêm ở đâu thì an toàn, uy tín?
Như đã đề cập ở trên, sáng kiến ra việc tiêm phòng là một đề xuất đột phá của ngành y tế dự phòng. Việc tiêm vắc xin định kỳ và đồng bộ cho trẻ sơ sinh ở hầu hết trên địa bàn khắp cả nước không phải tự quyết là được mà phải có sự phê chuẩn của cấp lãnh đạo, cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, trung ương. Vậy bất cứ địa điểm nào được cấp phép tiêm phòng cho trẻ đều là địa điểm tiêm uy tín bố mẹ không phải lo lắng hay nghi ngờ mà phải đưa bé tận đến trung tâm tiêm chủng vắc xin.
Những lưu ý cha mẹ không nên bỏ qua khi cho trẻ đi tiêm vaccine
Những lưu ý trước khi đi tiêm chủng vaccine cho trẻ
- Cha mẹ cần xem em bé xem có các biểu hiện sốt, ốm trước khi đi tiêm hay không?
- Trẻ có đang dùng thuốc kháng sinh hay không
- Kết hợp với những thông tin người nhà cung cấp, bác sĩ cần khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm
Những lưu ý sau khi đi tiêm chủng vaccine cho trẻ
- Theo dõi tiêm chủng khoảng 15 – 20 sau khi trẻ tiêm xong, nếu trẻ có các biểu hiện nôn ói thì phải báo ngay cho bác sĩ phụ trách để được xử lý kịp thời
- Sau khi tiêm xong nhiều trẻ có thể bị sốt, quấy khóc, cha mẹ cần cho bé mặc đồ thoáng mát, cho bé ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung chất xơ và vitamin C, D
- Tại vết tiêm của bé có thể bị sưng tấy, mẹ có thể cắt một lát khoai đây để dán lên vết thương làm dịu cơn đau cho bé.
Trên đây là toàn bộ bài viết về việc trẻ nên tiêm phòng ở đâu uy tín và những lưu ý mà bố mẹ không thể bỏ qua khi cho trẻ đi tiêm phòng. Hy vọng với những chia sẻ trên bố mẹ sẽ an tâm hơn khi cho bé đi tiêm phòng và có những biện pháp giảm cơn đau cho bé khi sau tiêm.
>>>Tiêm phòng dại cho trẻ em có hại không? Khi nào nên tiêm phòng dại?