Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Đăng bởi admin vào lúc 14:00:20 22/11/2019

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho gió, ho khan, ho có đờm,… rất hại cho sức khỏe. Vì vậy ba mẹ phải tìm hiểu ngay nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp. Cùng kienthucmevabe.net đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Tổng quan bài viết “Tại sao trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho? Cách trị dứt điểm bệnh ho cho bé “ gồm:

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho
  • Cách trị dứt điểm bệnh ho cho bé tại nhà
  • Có cần thiết đưa con đến bác sĩ không?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng kém do cơ thể còn non nớt. Vì vậy chỉ cần những yếu tốc tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể khiến con bị ho: 

Các yếu tố bên ngoài tác động: 

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Các yếu tố bên trong tác động: 

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Tùy vào tình trạng của con mà ba mẹ cần có cách điều trị thích hợp. Nên ưu tiên các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. 

Cách trị dứt điểm bệnh ho cho bé tại nhà

Bé bị ho do nhiều trường hợp vì vậy mà cách chữa trị cũng khác nhau:

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho do bệnh cảm cúm gây ra

Bệnh cảm cúm là nguyên nhân chính dẫn đến bé bị ho. Những dấu hiệu có thể nhận biết như: “Nghẹt mũi, chảy nước mũi, bé uể oải, khó chịu, ho khan”

Mẹ nên thực hiện những cách sau để điều trị cho bé: 

>> Tham khảo: “Cách trị cảm cúm cho bé cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi an toàn tại nhà”

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho do viêm thanh khí phế quản 

Bệnh viêm thanh khí phế quản gây nhiều nguy hiểm về sức khỏe cho bé. Khi thanh khí quản bị viêm thì lớp màng khí quản sưng lên, gây khó thở ở trẻ. 

Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phế quản:  “Thở yếu, da tái xanh, ho từng cơn ngắn và tiếng ho khá lớn” 

Lúc này, mẹ nên làm gì? Thứ nhất, mở máy làm ẩm không khí. Thứ 2, tiết trời tốt có thế đưa bé ra gần ban công để hít thở. Thứ 3, xoa lưng con nhẹ nhàng  

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Lưu ý: Tuyệt đối không vỗ lưng bé (vì cơ thể con còn yếu)

Tình trạng ho này sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày. Nếu bệnh của con không thuyên giảm, cần đưa con tới bệnh viện kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi 

Bệnh viêm phổi phát triển do cảm cúm không điều trị đúng cách. Bé bị ho và có đờm xanh hoặc vàng. 

Để điều trị, ba mẹ có thể áp dụng những cách trị bệnh cảm cúm như trên. Tuy nhiên, nên đưa bé đến bệnh viện để được chuẩn đoán và chữ trị tốt nhất. Vì rất có thể con bị nhiễm bệnh viêm phổi do vi khuẩn Strep gây nên.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh hen suyễn 

Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, ít khi gặp phải bệnh hen suyễn. Trừ khi gia đình hoặc người thân có bị dị ứng và hen suyễn. 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho do hen suyễn: “Thở rất khó khăn, bé bị ngứa, chảy nước mắt”.

Bệnh hen suyễn rất khó nắm bắt và chữa trị tại nhà. Ba mẹ cần quan sát kĩ hơi thở của con. Nếu bé thở hơn 50 hơi/ phút, có nguy cơ bị suy hô hấp cao. Bạn nên cho con đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do sặc sữa, hóc dị vật

Một số mẹ cho con ti không đúng cách sẽ dễ bị sặc sữa. Hoặc sắp xếp đồ lộn xộn, trẻ có thể cầm nắm và cho vào miệng. Bé thường có biểu hiện:” Da bé xanh, ho liên tục, miệng há to”.

Để hạn chế các tình trạng trên, mẹ chỉ cần lưu ý một số chi tiết nhỏ như:

  • Không cho con ti nằm hoặc bú sữa công thức
  • Dọn dẹp sạch sẽ các đồ dùng xung quanh con 
  • Nếu con bị hóc nhanh chóng đỡ bé nằm úp trên tay, bắt buộc vỗ vào khoảng giữa hai xương bả vai để bé ho mạnh tống dị vật ra.

trẻ hóc dị vật

Lưu ý: Trong trường hợp, không lấy được di vật. Ba mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở gần nhất để hỗ trợ kịp thời. Tránh gây nguy hại đến tính mạng của trẻ. 

Có cần thiết đưa con đến bác sĩ không?

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi còn hạn chế. Vì vậy ba mẹ cần có những kiến thức nhất định về cách chăm sóc. Không nên tự ý cho con uống thuốc hoặc dùng mật ong để trị ho. Quan sát kỹ, nếu nhận thấy con ho nhiều, ho bất thường thì hãy đưa đến bác sĩ. Để được hướng dẫn về cách điều trị kịp thời. 

Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh nhé!

>>>“Thực chất có tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh hay không?”