Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà đối với các bà mẹ hiện nay mà nói là điều vô cùng quan trọng. Không rõ phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bắt nguồn từ đâu và khi nào nhưng nếu gia đình có người lớn tuổi thì có thể sẽ được nhắc đến phong tục này. Cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu về phong tục này nhé!
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Đuổi tà ma
Theo dân gian, để tránh ma quỷ bám theo khi đón bé sơ sinh về nhà, các mẹ sau sinh nên chuẩn bị đầy đủ quần áo che chắn cho bé, ngoài không gây sự chú ý cho tà ma mà còn giúp các bé tránh khỏi bụi bẩn. Các mẹ có thể quệt nhọ nồi, vết son lên trán bé hoặc mang theo dao, tỏi bên cạnh để xua đuổi tà ma. Nhiều gia đình kỹ hơn còn chọn ngày tốt, giờ đẹp để đưa trẻ về và đọc bài văn khấn trước khi đón trẻ về nhà mới yên tâm.
Ngoài ra, tỏi thường được xem là vật kỵ của ma quỷ nên nếu những ngày đầu đón trẻ về nhà mà trẻ ngủ không ngon giấc hay la khóc cả đêm thì cha mẹ thường buộc một chùm tỏi ngay đầu giường. Hoặc bạn có thể tách nhỏ củ tỏi bỏ vào túi áo hoặc túi thơm đặt bên cạnh chỗ trẻ ngủ để trẻ ngủ yên ổn và ngon giấc.
Mẹ và bé bước qua đống lửa trước khi vào nhà
Để phòng ngừa người cõi âm hay ma quỷ đi theo vào tận nhà quấy bé, các gia đình thường đốt một đống lửa bằng chiếc chổi mới hoặc vàng mã cho mẹ và trẻ sơ sinh bước qua trước khi bước chân vào nhà.
Đốt vía cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ bình thường mà cứ quấy khóc, dỗ mãi không nín hoặc tự nhiên đổ bệnh mà không biết lý do, lúc này, bạn cần phải dùng áo tơi cũ (loại áo đi mưa đan bằng lá cọ) hoặc chổi dùng trong nhà đem đi đốt vía cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ. Trong trường hợp trẻ hay giật mình lúc ngủ hoặc trở nên ngớ ngẩn do vấp ngã thì ông bà xưa cũng làm lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía cho trẻ. Đây là phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – tục đốt vía cho trẻ. Và nguyên nhân được cho là do trẻ gặp phải người vía dữ hoặc ma quỷ quấy rầy.
Nếu sau khi đốt 5-10 phút mà bé không có tình trạng nín khóc thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ.
Cúng bà mụ sau khi cho trẻ về nhà
Theo người xưa quan niệm, mỗi đứa trẻ được sinh ra đời đều do mười hai bà mụ góp công nhào nặn. Đến ngày thứ 3 khi đứa trẻ ra đời, gia đình sẽ tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, thơm tho kèm theo một mâm cúng nhỏ gọi là đoàn du phạn. Lễ vật được bày gồm: 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái các loại chia phần 12 người để tỏ lòng biết ơn 12 bà mụ.
Kiêng khen trẻ khi đến thăm
Theo quan điểm của ông bà xưa, nên biết trước cần làm gì khi đón trẻ sơ sinh về nhà cũng như nên nói gì, tặng quà gì khi đến thăm trẻ. Tốt nhất khách đến thăm không nên khen trẻ đẹp, nặng cân… vì lời khen như vậy bị coi như lời quở, có thể làm cho trẻ bị người cõi âm chú ý, dễ ốm đau, bệnh tật.
Việc đưa em bé từ viện trở về nhà là bước đệm giúp em làm quen và thích nghi với môi trường mới. Để đảm bảo em không bệnh vặt, ốm trong người hay quấy khóc, mẹ cùng người thân nên hết sức cẩn trọng trong từng khâu chuẩn bị.