Có lẽ có không ít mẹ bầu phải khổ sở về chứng đau đầu trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối. Vậy các mẹ có thắc mắc nguyên nhân dẫn đến đau đầu là gì? Liệu bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm hay không? Hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Đau đầu khi mang thai là bệnh của mẹ bầu hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Làm cách nào để giảm bớt cơn đau đầu ở mẹ bầu?
Đau đầu căng cơ xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong bà bầu 3 tháng đầu. Cảm giác đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và sau gáy. Nếu trước đây bạn thường hay bị đau đầu căng cơ, việc mang thai có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
⇒ Bầu 3 tháng đầu kiêng gì? – 4 gạch đầu dòng quan trọng nhất
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu
Nguyên nhân chính được các bác sĩ chuẩn đoán thông thường vẫn là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt khi đau đầu trong 3 tháng đầu. Còn bầu trong 3 tháng cuối là do trọng lượng của thai nhi tăng lên, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Ngoài ra việc mệt mỏi, căng thẳng, stress về thể chất hay tinh thần, viêm xoang hoặc dị ứng, tăng thân nhiệt đột ngột hoặc cũng có thể là sự kết hợp của tất cả những điều trên khiến cho việc đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm hay không?
Thông thường, những cơn đau đầu thường hành hạ mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù, triệu chứng đau đầu có thể rất phổ biến, nhưng không phải không nguy hiểm.
Mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai. Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.
Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.
→ Bổ sung ngay các món canh rau mùa hè giải nhiệt cho bà bầu
Làm sao để cơn đau đầu khi mang thai thuyên giảm?
1. Tắm hoa sen
Một vài người khi chịu những cơn đau nửa đầu, họ thường đi tắm. Việc tắm có thể tạm thời làm cho đỡ đau nhức. Nếu như bạn không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho những người bị đau nhức cả đầu.
2. Nghỉ ngơi
Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý chính là một cách giúp giảm cơn đau đầu buồn nôn. Một giấc ngủ đủ sẽ khiến mẹ bầu được thư giãn, giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng.
Một căng phòng yên tĩnh, ít ánh sáng chính là một sự lựa chọn tốt để nghỉ ngơi dành cho các chị em khi mang thai. Mẹ bầu cần lưu ý tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều, nên có một chế độ sinh hoạt điều độ.
3. Liệu pháp mùi hương
Dùng tinh dầu ngửi trực tiếp hoặc đốt đèn xông tinh dầu là giải pháp giảm đau nhức đầu được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Một số loại tinh dầu có thể được sử dụng bao gồm: tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu quế…
4. Chườm lạnh
Khi cơn đau đầu kéo đến bất chợt, dùng khăn lạnh đắp lên trán cũng là cách chữa đau đầu hiệu quả, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.
5. Mát xa cổ vai lưng
Sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp mẹ bầu giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Từ đó sẽ giúp cảm giác đau đầu được thuyên giảm.
Ngoài ra với những mẹ bầu có triệu chứng đau đầu nặng, việc bổ sung một số loại thực phẩm như sữa tươi ít béo, đậu trắng, chuối chín, hạn nhân, khoai tây,… là cần thiết. Đây là thực phẩm chứa những dưỡng chất giúp cơn đau đầu được thuyên giảm hiệu quả.
Đặc biệt lưu ý: Khi xuất hiện các cơn đau nhức vùng đầu, các chị em tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Bởi, một số loại thuốc gây nguy hiểm cho thai nhi.
⇒ Có bầu kiêng gì? Giải mã những điều kiêng kỵ dân gian khi mang thai
Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.
Như vậy các mẹ cần chú ý đến những cơn đau đầu khi mang thai, đừng xem nhẹ nhé. Hãy đảm bảo cho mình và bé có một sức khoẻ tốt nhất. Chúc các mẹ luôn khoẻ mạnh!
>>> Khó thở khi mang thai nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?