Trẻ không nhớ mặt chữ luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng bé không nhớ mặt chữ? Hãy cùng kienthucmevabe.net đi tìm hiểu qua bài viết tin tức sau!
Nguyên nhân dẫn đến bé không nhớ mặt chữ
Để cải thiện tình trạng bé lớp 1 không nhớ mặt chữ, trước hết bố mẹ cần tìm hiểu rõ xem vì sao bé lại có hiện tượng như vậy. Có một vài nguyên nhân như:
Trẻ tiếp thu chậm
Không phải đứa trẻ nào cũng đều có thể học tập cùng một phương pháp hay cùng một tốc độ. Có những trẻ sẽ tiếp thu nhanh nhưng cũng có những trẻ sẽ tiếp thu chậm hơn.
Không có khả năng tập trung
Điều này thể hiện qua việc lúc học tập trẻ không để ý đến các chữ cái, con số mà luôn chú tâm vào việc khác như nói chuyện riêng, làm việc khác, nghịch phá… hay có thể là trẻ có tập trung nhưng thời gian tập trung là quá ít để tiếp thu được kiến thức.
Học tập chưa đúng cách
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc bé không nhớ mặt chữ. Có thể là cách dạy hay truyền đạt của thầy cô hoặc bố mẹ chưa thực sự thu hút và thích hợp với trẻ.
Trở ngại tâm lý
Trẻ vào lớp 1 sẽ bị thay đổi về môi trường học tập, thầy cô, bạn bè và dần xa vòng tay cha mẹ. Do đó, trẻ dễ bị sợ hãi, lo âu từ đó dẫn đến hiện tượng mất tập trung học tập dẫn đến tình trạng không nhớ mặt chữ.
Cách cải thiện tình trạng bé không nhớ mặt chữ
Đối với những bé không nhớ mặt chữ, khi dạy trẻ bố mẹ cần giữ cho mình sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng dạy cho bé để dạy bé học tốt hơn, đặc biệt là không nên tạo áp lực cho trẻ. Sau đây là một vài phương pháp giúp bé có thể nhớ mặt chữ:
Trang bị bảng chữ cái tại nhà
Bố mẹ nên chuẩn bị cho bé bảng chữ cái ngay tại nhà. Để thu hút trẻ bạn có thể mua những bảng chữ cái lớn có các hình con vật, cây cỏ và dán, treo ở tường phòng bé. Điều này vừa để hỗ trợ bố mẹ trong việc dạy chữ cho bé hằng ngày, đồng thời trong lúc vui chơi bé sẽ luôn vô tình nhìn thấy mặt chữ, giúp bé ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
Ngoài ra, bố mẹ có thể trang bị một bảng chữ cái điện tử có phát âm từng chữ cái. Với đặc điểm tính cách tò mò, thích khám phá bé sẽ thích chạm tay vào để bảng chữ cái phát ra âm thanh. Đây vừa là cách để bé vui chơi và đồng thời trong quá trình đó thì bé đã tự học và tự ghi nhớ các mặt chữ.
Luyện nhớ chữ kết hợp cùng màu sắc
Thông thường bé sẽ bị thu hút và nhớ các màu sắc hơn là so với chữ. Do đó, bố mẹ có thể mua những loại chữ có màu sắc khác nhau để tăng khả năng tập trung của bé khi học chữ.
Luôn chỉ vào chữ mỗi khi đọc
Khi dạy bé học bạn nên dùng tay hoặc bút chỉ vào các mặt chữ. Điều này giúp bé dễ dàng bắt kịp với kiến thức và dễ dàng ghi nhớ mặt chữ hơn.
Vừa học vừa thực hành
Trong quá trình dạy bé nhận biết mặt chữ, khi dạy bé chữ cái nào, bố mẹ nên cho trẻ thực hành đọc luôn để trẻ nhớ chữ đó lâu hơn. Bố mẹ có thể cho bé đọc ngược lại thứ tự cái hay hỏi bé một chữ bất kì trên bảng chữ cái. Ngoài ra bạn cũng có thể giúp bé liên tưởng chữ cái giống với các loại thực phẩm hàng ngày mà bé tiếp xúc như chữ “o” có hình dạng giống quả trứng…
Trò chơi với chữ cái
Trẻ con sẽ thường thích vui chơi hơn là học tập, do đó mẹ có thể kết hợp học chữ cùng các trò chơi vui vẻ để bé tập trung và tiếp thu tốt hơn như trò chơi cắt dán, trò chơi tìm hình ảnh…
Tập đọc bất kỳ nơi đâu
Không phải chỉ khi nào ở nhà các mẹ mới dạy bé tập đọc mà có thể khi chở con đi chơi, đi siêu thị,… mẹ vẫn dạy cho bé được. Ví dụ, mẹ có thể chỉ cho trẻ chữ cái in trên biển quảng cáo, quần áo, biển báo giao thông, trên chai nước… để bé đọc chữ.
Trên đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng bé không nhớ mặt chữ dành cho bố mẹ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.
>>> Bật mí phương pháp dạy bé tập đọc cực kỳ dễ hiểu và hiệu quả