Sinh mổ khác sinh thường ở chỗ mẹ sẽ đau lâu hơn vì cần thời gian để vết mổ lành lại. Hơn nữa sinh mổ thường mất rất nhiều máu nên việc bổ sung chất dinh dưỡng sau mổ để giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe là điều hết sức quan trọng. Để tìm hiểu xem thức ăn cho người mổ đẻ bao gồm những dưỡng chất gì, thực đơn ra sao trong giai đoạn hồi phục, hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa sinh mổ và sinh thường?
Sự khác nhau giữa sinh mổ và sinh thường không phải ai cũng biết
Sinh thường là việc sinh thuận theo tự nhiên, cơ thể sẽ báo những tín hiệu cho mẹ biết việc bé chào đời. Chính vì vậy sinh thường sẽ khiến các mẹ nhanh hồi phục sức khỏe hơn, có thể vận động dễ dàng và ăn uống thoải mái hơn.
Sinh mổ là biện pháp can thiệp khi không thể sinh thường hoặc theo yêu cầu của gia đình. Với phương pháp này mẹ khi sinh phải có sự can thiệp của thuốc tê, điều này có thể gây nên nhiều biến chứng như: dính ruột, viêm bàng quang hoặc những nguy cơ nhiễm trùng vết mổ gây đau nhức, ngứa ngáy.
Đặc biệt khi sinh mổ thai phụ sẽ mất rất nhiều máu, làm cho hàm lượng máu để co rút ở tử cung giảm, gây ảnh hưởng đến việc phục hồi tử cung, do đó khả năng phục hồi sức khỏe sau khi đẻ mổ sẽ lâu hơn hẳn so với đẻ thường. Vì vậy chế độ ăn quyết định phần lớn đến thời gian hồi phục của mẹ sau sinh
Các giai đoạn phục hồi sau khi mổ
Theo như chia sẻ của các bác sĩ phụ sản, thời gian phục hồi sau mổ bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: sau khi sinh mổ khoảng 1 – 2 ngày
- Giai đoạn giữa: từ 3 – 5 ngày sau khi mổ
- Giai đoạn hồi phục: từ 6 ngày sau khi mổ
Thông thường ở mỗi giai đoạn thì sẽ có những lời khuyên trong việc bổ sung các dưỡng chất thông qua thức ăn cho người mổ đẻ. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Thức ăn cho người mổ đẻ giúp nhanh chóng hồi phục trong giai đoạn sau mổ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu sau khi mổ 1 – 2 ngày, lúc này thuốc tê chưa hoàn toàn hết bệnh nhân vẫn còn cảm thấy hơi khó chịu, mệt mỏi và đầy hơi. Giai đoạn này mẹ sinh mổ vẫn chưa ăn được, chủ yếu bù nước và điện giải, cung cấp glucid đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm giáng hóa protein.
Thông thường giai đoạn này các mẹ vẫn còn duy trì việc truyền dung dịch, phải đợi đến khi trung tiện được thì mới được ăn các đồ ăn nhẹ như uống sữa, bánh ngọt, hoa quả…
Giai đoạn giữa
Giai đoạn thứ hai khoảng từ 3 – 5 ngày thuốc tê bắt đầu hết, lúc này mẹ sau sinh cảm thấy đau nhức nhiều ở phần vết mổ, khó khăn trong việc đi lại. Người chăm nên cho bệnh nhân ăn tăng thức ăn, vì bệnh nhân còn đang chán ăn, do vậy cần động viên mẹ ăn:
- Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa
- Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh ….
- Ăn thức ăn mềm hạn chế thức ăn có xơ.
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này khoảng 6 ngày sau phẫu thuật, vết mổ đã cơ bản liền và dần khô hơn. Vì vậy chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa/ ngày hoặc hơn). Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.
Ngoài ra trong giai đoạn này bạn nên cho mẹ sau sinh uống nhiều nước nhé.
Những loại thức ăn người mổ đẻ nên kiêng
Nhiều người quan niệm một số loại thức ăn như hải sản, gà, trứng nếu ăn vào sau mổ thì sẽ làm cho vết thương lâu lành, dễ bị tạo mủ và lồi sẹo. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng, bởi tùy theo cơ địa của từng người mà có thể tác động đến quá trình liền sẹo khác nhau.
Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng sản phụ cần lưu ý hạn chế những loại thức ăn sau đây:
- Các loại thực phẩm có tính hàn cao như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
- Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng..
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay
- Đồ uống có chứa nhiều chất kích thích như: cafe, nước ngọt, bia, rượu…
- Thực phẩm tái hoặc còn sống
- Thực phẩm gây dị ứng với cơ thể.
Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn đọc nắm bắt được tầm quan trọng trong chế độ chăm sóc đối với người mổ đẻ. Hy vọng bạn sẽ xây dựng được một thực đơn cho mẹ sau sinh có đầy đủ chất dinh dưỡng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi phẫu thuật.