Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, do virus gây ra cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị, các bệnh nhân mắc phải thường có nguy cơ tử vong rất cao. Vậy có nên tiêm phòng dại hay không? Tiêm phòng dại cho trẻ em có hại không và khi nào thì nên tiêm phòng dại? Hãy cùng kienthucmevabe.net time hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Tiêm phòng dại cho trẻ em có hại không?
Vắc xin phòng bệnh dại được chế từ virus dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại. Vắc-xin phòng dại của người dại được sử dụng để bảo vệ những người bị động vật cắn (sau phơi nhiễm) hoặc nếu không có thể tiếp xúc với virus bệnh dại (phơi nhiễm trước).
Nhiều người vì lo lắng quá không biết tiêm phòng dại cho trẻ em có hại hay không nên luôn đắn đo suy nghĩ, đôi khi còn không cho trẻ đi tiêm. Như đã nói ở trên vaccine dại cũng tương tự như các loại vaccine khác cho trẻ. Tuy là vaccine dại được làm từ virus dại đã chết nhưng nó không hề gây dại đối với người tiêm.
Do đó, nguy cơ vắc-xin gây ra tác hại nghiêm trọng, hoặc tử vong, là vô cùng nhỏ. Các vấn đề phản ứng nghiêm trọng từ vắc-xin bệnh dại là rất hiếm.
Giống với bất kì loại thuốc nào cũng vậy, khi tiêm cơ thể phải có những phản ứng lại với thuốc nên sẽ có một số biểu hiện như sau:
- Đau nhức, đỏ, sưng hoặc ngứa nơi tiêm thuốc
- Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, đau cơ, chóng mặt
- Nổi mề đay, đau khớp, sốt (khoảng 6% liều tăng cường)
Khi nào thì nên tiêm phòng dại cho trẻ em? Những lưu ý khi tiêm phòng dại
Khi nào thì nên đi tiêm phòng dại cho trẻ em?
Trẻ em là đối tượng rất hay chơi đùa với các loại động vật, vì vậy theo ý kiến của các chuyên gia việc tiêm phòng dại cho trẻ em là việc phụ huynh cần nghĩ ngay đến sau khi trẻ bị động vật cắn hay tiếp xúc với nước bọt của con vật có nguy cơ bị dại. Ngay sau khi bị cắn hay tiếp xúc với động vật nói trên cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần vết thương cho bé và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng bệnh dại.
Lưu ý: Thời gian vàng để tiêm phòng dại là từ 24 – 48 giờ sau khi bị cắn, trong thời gian này nếu trẻ bị cắn được tiêm thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng. Càng kéo dài thì phản ứng của thuốc càng kém và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi tiêm phòng dại cho trẻ em
- Tiêm vắc-xin phòng dại càng sớm càng tốt, ngay sau khi bị động vật cắn. Tốt nhất là trước 24 giờ đồng hồ, vì càng muộn thì hiệu quả điều trị càng kém do virus đã xâm nhập vào thần kinh.
- Sau khi tiêm phòng xong nên để trẻ ở các cơ sở y tế một vài hôm để tiện theo dõi sức khỏe, cũng như các phản ứng để các bác sĩ có thể xử lý kịp thời.
- Khi thấy mệt mỏi, sốt, hay gặp bất cứ vấn đề gì về tình trạng sức khỏe cần thông báo ngay với nhân viên y tế.
- Không nên áp dụng phác đồ tiêm phòng dại ở những trẻ em kể cả người lớn đang mắc các bệnh lý cấp tính, cần chờ điều trị khỏi bệnh mới tiêm.
Một lần nữa chúng tôi xin đề cập với các bậc phụ huynh rằng bệnh dại là loại bệnh hết sức nguy hiểm, càn phải đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng khi nghi ngờ bị động vật mắc bệnh dại cắn. Phụ huynh không nên quá lo lắng, sợ vắc xin phòng dại nguy hiểm cho con trẻ mà không cho con tiêm phòng làm nguy hiểm đến tính mạng của con.
Hy vọng với bài viết này phụ huynh sẽ hiểu hơn về vắc xin phòng bệnh dại, và có biện pháp xử lý kịp thời khi con bị động vật nghi bị dại cắn.