Trẻ em bị covid có nên xông không? Để phòng chống covid 19, không ít gia đình cho trẻ nhỏ cùng xông hơi, trong khi đây là đối tượng các chuyên gia khuyến cáo chưa nên sử dụng phương pháp này.
Nhiều trẻ bị bỏng khi xông hơi phòng Covid 19 cùng bố mẹ
Thời gian qua, nhiều báo đài đưa tin về việc trẻ em khi xông hơi cùng bố mẹ bị bỏng nặng đến mức phải nhập viện điều trị. Giải đáp cho câu hỏi trẻ em bị COVID có nên xông không, hãy nhìn vào thực tế hiện nay. Trên thực tế, thời gian qua vì lo ngại covid 19, nhiều F0 điều trị tại nhà và cả những người khỏe mạnh đã lạm dụng biện pháp xông hơi bằng các loại thảo dược như sả, chanh, tỏi gừng,vv… vì tin rằng phương pháp này có thể phòng và điều trị COVID 19. Nhiều người xông hơi trên 3 lần/ ngày, thậm chí nhiều gia đình cho cả các con nhỏ cùng xông hơi trong khi đây là đối tượng được các chuyên gia khuyến cáo chưa nên sử dụng phương pháp này.
Nhiều trường hợp trẻ được đưa đến các bệnh viện như bênh viện nhi, bệnh viện chấn thương chỉnh hình hay bỏng vì các trường hợp bỏng của trẻ. Các trẻ nhập viện hầu hết bị bỏng ở các vùng ngực, đùi tay hay cả vùng kín. Các bác sĩ tại các bệnh viện này đã phải nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc hoại tử, ghép da tạo hình vạt che phủ hay các phác đồ điều trị bỏng chuyên sâu tại các cấp độ bỏng khác nhau. Nguyên nhân hầu hết của các vụ tai nạn bỏng do xông lá, thảo dược nêu trên đều do trong quá trình đun, bưng bê nồi xông, cha mẹ đã không quan sát con mình, để trẻ nhỏ chạm vào hoặc đá chân, vấp ngã vào nồi nước.
Khi trẻ bị bỏng nên xử lí như thế nào?
Trường hợp trẻ bị bỏng cần được sơ cứu đúng cách ngay từ những giây phút đầu tiên, bởi nếu xử lý sai cách thì tổn thương bỏng chuyển độ sâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng, để lại các di chứng như sẹo lồi, sẹo phì đại hay sẹo co rút
Cụ thể các bước tiến hành sơ cứu bỏng gồm:
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, đưa trẻ ra khỏi vùng nước nóng bị bỏng
Bước 2: Cởi bỏ quần áo dính nước nóng bé đang mặc, đặc biệt vùng da bỏng để làm mát ngay bằng nước sạch mát ( khoảng 15 – 20ºC là tốt nhất ) trong thời gian ít nhất từ 20 – 30 phút để giảm bỏng ăn sâu vào da, giảm đau và sưng viêm. Bố mẹ tuyệt đối không dùng nước đá lạnh hoặc đá lạnh để chườm cho trẻ.
Bước 3: Giữ vết bỏng sạch thoáng, có thể băng nhẹ để giảm đau tại chỗ và ngăn ngừa bụi bẩn. Không tự ý bôi các loại thuốc hay hóa chất lên vết bỏng như kem đánh răng,.. Sử dụng băng gạc vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.
Bước 4: Đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kê đơn thuốc bôi cũng như uống kịp thời.
Cách chữa trị cho trẻ em khi bị COVID 19
Việc điều trị trẻ em mắc COVID 19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị bệnh; phân loại trẻ theo mức độ để được điều trị bệnh một cách hợp lý.
- Cụ thể, đối với trẻ em mắc COVID 19 nhưng không có triệu chứng thì được cách ly và điều trị COVID 19 tại nhà, theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Đối với trẻ mắc COVID 19 ở mức độ nhẹ cần cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế địa phương nếu trẻ có yếu tố nguy cơ. Ở mức độ này, Bộ Y tế hướng dẫn điều trị không dùng thuốc như: nằm cách ly, áp dụng phòng ngừa khuẩn, đeo khẩu trang, uống nước oresol và đảm bảo đủ dinh dưỡng. Phụ huynh nên theo dõi thân nhiệt và nồng độ oxy trong máu tối thiểu 2 lần/ ngày. Nếu trẻ sốt cao và nồng độ oxy trong máu < 95%, nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay
- Đối với trẻ mắc COVID 19 ở mức độ trung bình: Nhập viện và điều trị nằm phòng cách ly và khử khuẩn, có sự theo dõi của bác sĩ.
Như vậy, với câu hỏi trẻ em bị COVID có nên xông không, câu trả lười là việc xông hơi là không cần thiết đối với các trẻ nhỏ vì có thể sẽ xảy ra những sơ xuất không đáng có khi xông. Cha mẹ cũng nên lưu ý không nên xông quá nhiều lần một ngày sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của kienthucmevabe.net để biết thêm thông tin về các bài viết bổ ích khác.