“Trẻ sơ sinh khóc bất thường, không chịu bú” khiến ba mẹ lo lắng tìm kiếm, hỏi han tại sao lại thế? Đa số tìm được câu giải đáp do con đang rơi vào tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Nhưng ba mẹ có chắc chắn về điều đó không? Vậy thì hãy cùng kienthucmevabe.net đi tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Vấn đề tâm sinh lý của trẻ bắt đầu phát triển từ 2 tháng tuổi, các giác quan nhanh nhạy hơn. Trong gian đoạn này, bé trở nên cực kỳ “khó ở”, các dấu hiệu có thể nhận biết như:
Nhưng thực chất có phải nguyên nhân do bé đang trong giai đoạn phát triển về trí não mà tính cách thay đổi, hay còn nhiều lý do khách quan khác? Tiếp tục tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiến bé khó chịu, quấy khóc
Trẻ đang trong tuần khủng hoảng
Trẻ sơ sinh có sự biến đổi nhanh về tâm lý trong giai đoạn sau: “Tuần 5 – 8 – 12 – 19 – 26 – 37 – 46 – 55 – 64 – 75″.
Nguyên nhân khác
Ngoài tác động “từ bên trong” khiến con quấy khóc khó chịu thì còn những yếu tố khác ảnh hưởng tới bé như:
- Ba mẹ để con chơi một mình
- Bỉm con đang dùng bị chật dẫn đến bị hăm và ngứa
- Cho con ngủ bất cứ lúc nào, ngủ ban ngày quá nhiều
- Nhiệt độ trong cơ thể con thay đổi đột ngột
- Bụng trẻ sơ sinh không thể chứa quá nhiều sữa cùng một lúc dẫn đến nhanh đói và cần ăn thường xuyên thành nhiều bữa ăn.
- Ngoài ra, có thể con bị mắc chứng bệnh Colic (khóc đêm kéo dài đến hàng giờ
→ Bé mấy tháng tuổi thì nên cai sữa ? – Cách cai sữa cho bé
Với nhiều nguyên nhân kể trên, không thể khẳng định là con quấy, khóc nhiều chỉ do trong tuần khủng hoảng nhé! Ba mẹ cần quan sát kĩ hơn để không bị căng thẳng hay stress khi con bị khó chịu. Và để giúp bạn chuẩn bị tốt ứng phó trước những biến đổi của con thì kienthucmevabe.net sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích nhé!
Ba mẹ nên và không nên làm gì trong thời gian này
Từ kinh nghiệm chăm sóc con trong giai đoạn “khó ở”, mình rút ra được một số giải pháp tốt nhất hỗ trợ ba mẹ. Bao gồm những việc ba mẹ nên làm và không nên làm:
Những việc ba mẹ nên làm | Những việc ba mẹ nên tránh |
– Để con tự giải quyết theo cách nhất định
– Cho con ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút – Bật âm thanh nhẹ nhàng – Kiểm tra tã của con và nhiệt độ cơ thể – Khi quấy khóc, massage cho con, đưa bé ra ngoài chơi
|
– Ba mẹ không nên dỗ dành con quá nhiều
– Không cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày (từ tuần 12-26 hoặc 37-54 hoặc 64 ) – Không ép con ăn hoặc gắt gỏng khi con quấy – Cho bé mặc bỉm quá nhiều
|
Tham khảo: Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
Trên đây là một số giải pháp cần thiết cho ba mẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ba mẹ cần phải bình tĩnh hơn, quan sát để hiểu tâm lý của các em bé nhé!