Khi mới bắt đầu cho con tập ăn dặm, để đảm bảo con không bị kích ứng hệ tiêu hóa. Trước hết mẹ nên cho bé thích nghi với bột ăn dặm ngọt. Và để con cứng cáp và phát triển hơn, thì chế độ ăn dặm ngọt cần chuyển sang bột dạng mặn. Vậy thì sau bao lâu thì mẹ cần chuyển sang chế độ ăn dặm mặn cho bé. Tham khảo ngay bài viết, để được hiểu kiến thức trẻ mấy tháng ăn bột mặn nhé!
Nội dung bài viết từ kienthucmevabe.net bao gồm:
- Trẻ mấy tháng thì ăn bột dặm mặn?
- Nguyên tắc nấu bột dặm mặn cho bé
- Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn bột dặm mặn
Trẻ mấy tháng thì ăn bột dặm mặn?
Theo WHO, bé thường bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Những tuần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột dặm ngọt. Vì hệ tiêu hóa còn non yếu và tuyến nước bọt chưa đủ thành phần enzym để chuyển hóa thực phẩm dạng mặn. Tuy nhiên, thành phần của bột ngọt vẫn đủ 4 nhóm chất “tinh bột, đạm, béo, vitamin và chất khoáng”.
→ Trong bột ngọt có sữa, rau củ, trái cây, bột gạo tẻ.
Sau khoảng 3-4 tuần hoặc 1 tháng, mẹ bắt đầu xen kẽ 2 loại bột mặn và ngọt. Thành phần của bột dặm cần đa dạng sẽ giúp con hoàn thiện hơn về cơ thể và phát triển cả về trí não.
→ Ngoài tinh bột và chất xơ thì trong bột mặn cần bổ sung thêm thành phần từ thịt, trứng, hải sản,…
Nguyên tắc nấu bột dặm mặn cho bé
Để đảm bảo trong chén bột có đầy đủ dinh dưỡng và kích thích con ăn. Mẹ cần thực hiện theo nguyên tắc nấu bột mặn sau:
- Bột ăn dặm không được nấu quá loãng. Tăng độ sệt theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Rau, củ cần luộc kĩ, đem rây lấy phần mịn. Nước giữ lại nấu bột hoặc cho trẻ uống.
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, gà ,.. cần xay nhuyễn và nấu chín mềm.
- Có thể sử dụng thêm chất béo như dầu oliu, dầu ăn cho trẻ sơ sinh. Và không nên thêm các gia vị ăn dặm như mắm, muối,…ảnh hưởng đến thân của trẻ.
⇒ Cách làm trái cây nghiền cho bé ăn dặm
Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn bột dặm mặn
Mẹ nên cân bằng giữa việc con ti sữa và ăn bột dặm mặn, ngọt. Để đảm bảo cho sự phát triển của con là tốt nhất.
Đối với thực đơn bột dặm mặn, mẹ nên cho con ăn khoảng 2-3 lần mới đổi món mới. Chú ý quan sát, con có bị dị ứng với thức ăn không? Các dấu hiệu nhận biết như “nổi mụn đỏ, ho, khó chịu, nôn, tiêu chảy cấp,…”
Bên cạnh đó, mẹ không nên thấy con ăn ngon miệng mà cho trẻ ăn quá no. Đối với trẻ 7-8 tháng tuổi, khẩu phần ăn của con tương đối ít chỉ khoảng chén con. Mẹ cũng không nên ép bé ăn đâu sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của con như quấy khóc hoặc chống đối.
Mẹ cũng nên chế biến trái cây, làm nước ép cho bé thêm cả sữa chua trong các bữa ăn phụ. Để bổ sung thêm lượng vitamin và khoảng chất. Giúp hỗ trợ tiêu hóa và có sức đề kháng khỏe.
Hi vọng, với những kiến thức cho mảng em bé sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong cách ăn dặm cho con.
Chúc mẹ thành công!