Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất dành cho bé. Khi đã qua những tháng đầu tập tễnh, lúc này bé đang thích nghi dần với việc ăn dặm. Sau đây kienthucmevabe.net sẽ mang tới thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu được các bác sỹ chuyên gia đưa ra tốt nhất 2019 giúp bồi dưỡng bé và phát triển tốt cho cơ thể bé.
Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm
Thời điểm ăn dặm thích hợp nhất cho bé là ở độ tuổi 6 tháng đầu. Mẹ nên sung thêm chế độ ăn dặm ngoài sẽ rất tốt cho sức khỏe bé. Bé cần được ăn dặm nhiều hơn, bởi sữa mẹ chưa là duy nhất giúp bé phát triển tốt về mọi mặt được.
Khi đã bước sang tháng thứ 6 nên tập cho bé ăn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chất dinh dưỡng rất liên quan đến sự phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, 6 tháng tuổi cũng là thời điểm thần kinh và cơ nhai của trẻ phát triển đầy đủ. cho phép bé có thể nhai và cắn thức ăn.
Các mẹ cho con vừa ăn dặm đồng thời vẫn cho con bú sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con đầy đủ nhất. Ngoài ra kết hợp cho con bú và bổ sung các thực đơn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bổ trợ cơ thể bé.
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu
Khi bé đã quen với việc ăn dặm, các mẹ cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm cung cấp đủ loại dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Thực đơn cho bé ăn dặm gồm những chất có trong sau đây
- Chất béo: Giai đoạn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo cho trẻ là đủ. Ngoài ra, chất béo cũng đã có sẵn từ các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà.
- Sữa: Bé 6 tháng tuổi cần tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn này. Trong trường hợp mẹ không còn đủ sữa thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.
- Trái cây: Phụ huynh có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như chuối, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.
- Ngũ cốc: Trẻ ăn dặm có thể bắt đầu chế độ ăn bằng bột gạo nấu, cháo loãng. Có thể cho bé ăn thêm bột ngũ cốc chất lượng thì càng tốt.
- Rau củ quả: Cha mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn rau ngót, củ cải, cà rốt, bí ngô, rau cải,… để nấu cùng cháo vì đây là nguồn bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé.
Những lưu ý ba mẹ nên biết khi cho con ăn dặm
- Ba mẹ có thể kết hợp với nhiều loại thức ăn cho bé đầy đủ các dưỡng chất. Giúp bé không bị ngán vì phải ăn một món thường xuyên nào đó. Sử dụng thực phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn.
- Cho bé ăn từ từ từng chút một, từ ít tới nhiều. Đồng thời kiểm tra các nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa của bé khi cho trẻ thử thức ăn mới. Chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày, kết hợp với việc cho trẻ bú sữa.
- Có thể kết hợp rau, củ, quả hay thịt với bột ăn dặm cho bé. Không cho trẻ ăn quá nhiều cá, thịt cùng một lúc.
- Thời gian giữa các bữa ăn dặm nên hợp lý và cố định. Cách ăn dặm cần cách xa nhau để tạo thành thói quen ăn uống cho bé.
Tham khảo: Cách kết hợp các loại nước ép trái cây cho em bé nhà bạn
Lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài những gợi ý trên, cha mẹ có thể tìm kiếm thêm các món tương tự. Chúc cha mẹ và em bé khỏe mạnh!