Một trong những phân khu được quan tâm khi thiết kế, xây dựng trường mầm non đó là phân khu nhà bếp. Bởi đây là nơi cung cấp những bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất. Hãy cùng kienthucmevabe.net tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bếp ăn tại các trường mầm non nhé!
Tiêu chuẩn nào cho bếp ăn tại các trường mầm non?
Để có thể xin giấy cấp phép cho trường mầm non hoạt động thì bắt buộc trường phải đáp ứng được những yêu cầu tương đối khắt khe trong việc bố trí, quy hoạch khu vực nhà bếp.
Nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi
- Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh
- Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ
- Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn
- Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các phòng nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo - Bếp cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không gây ảnh hưởng đến các phòng khác
Tại sao bếp ăn tại các trường mầm non lại nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh?
Bếp ăn tại các trường mầm non luôn là 1 khu vực khá “nhạy cảm”, là nơi cung cấp đồ ăn cho các bé do vậy mà chỉ cần có 1 sai sót nhỏ cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Do vậy mà các bậc làm cha mẹ rất rất quan tâm đến khu vực bếp ăn, đến vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như menu các món ăn cho bé.
Trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có những chế độ ăn khác nhau để cung cấp nhứng nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của các bé.
>>>Những sai lầm khi cho bé ăn váng sữa
Bếp ăn 1 chiều – Tiêu chuẩn bắt buộc phải có
Bếp ăn 1 chiều được hiểu là chuỗi các hoạt động công việc trong bếp ăn đều tuân thủ theo một chiều nhất định: nguyên liệu đầu vào, sơ chế (làm sạch, rửa), lưu trữ – bảo quản thực phẩm, nấu nướng, chia đồ, vận chuyển – phục vụ, vệ sinh (dọn rửa dụng cụ chế biến). Phải tách riêng thực phẩm sống với thực phẩm chín.
Có thể hiểu đơn giản hơn đó là bếp ăn tại các trường mầm non được chia ra làm các phân khu riêng biệt, cụ thể để có thể kiểm soát được chất lượng món ăn cũng như để quy hoạch căn bếp cho gọn gàng trật tự nhất.
>>>Chế biến món ngon cho bé 4 tuổi
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn tại các trường mầm non
Thực trạng
Những năm gần đâycó rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nhưng phần lớn nguyên nhân của các vụ việc trên đều liên quan đến bếp ăn tập thể. Đặc biệt, nếu vấn đề này xảy ra ở bếp ăn tại các trường mầm non thì đặc biệt nguy hiểm hơn cả. Bởi các bé dưới 5 tuổi đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hóa.
>>Do vậy đường ruột của các bé rất yếu, nếu lỡ may có xảy ra vấn đề thì sẽ rất nguy hiểm và để lại những hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sức đề kháng sau này.
Giải pháp
Các trường mầm non thường chia ra làm nhiều bữa: bữa chính và các bữa phụ. Đôi khi vì muốn thay đổi thực đơn cho các cháu mà nhà trường hay đặt đồ ăn như bánh mì, bánh ngọt, sữa đậu… ở bên ngoài. Nếu như những đầu vào này không được kiểm soát chất lượng chặt chẽ thì sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn với sức khỏe của các bé.
Do vậy mà trong bất cứ khâu chọn nguyên liệu đầu vào nào cũng như quy trình nấu nướng, vệ sinh bát đũa,… cần phải được siết chặt kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn.
- Tuyên truyền về Luật ATVS thực phẩm, bồi dưỡng chuyên môn đến các nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động tổ chức nhà ăn trong trường để mọi người cùng hiểu tầm quan trọng cũng như mức độ nguy hiểm khi vi phạm.
- Kiểm tra lại về cơ sở vật chất phục vụ bếp ăn: về nguồn nước, về trang thiết bị phục vụ như các loại bếp, các loại máy móc hỗ trợ như máy xay thịt, máy cắt rau củ, máy thái thịt, máy rửa bát công nghiệp,…
- Kiểm soát chặt chẽ khâu nhập thực phẩm đầu vào.
Trên đây là một số những tiêu chí cũng nhưu những vấn đề nổi cộm có liên quan trực tiếp đến bếp ăn trường mầm non. Các bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường để cùng nhau chung tay tạo nên 1 môi trường tốt nhất cho con em được phát triển tốt nhất.